| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Thứ Năm 07/04/2022 , 06:25 (GMT+7)

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.

Chọn hướng đi đúng

Cách đây hơn chục năm, khái niệm “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” còn khá mới mẻ. Nhưng, Công ty CP nông nghiệp U&I (Unifarm) đã đi tiên phong đầu tư cho mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương.

Đến nay, những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang ngày càng phổ biến trên khắp mọi vùng miền cả nước. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định tầm cỡ, vị thế, các sản phẩm của họ đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Riêng Unifarm, có thể khẳng định là một “ông lớn” trong ngành này.

Năm 2010, Unifarm là đơn vị đầu tiên dám bỏ ra chục tỷ đồng để nhập khẩu hệ thống khép kín gồm nhà kính, hệ thống tưới trộn phân bón tự động, kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ, điều khiển tự động của Israel với giá gần chục tỷ đồng cho diện tích 1ha. Ảnh: Phúc Lập.

Năm 2010, Unifarm là đơn vị đầu tiên dám bỏ ra chục tỷ đồng để nhập khẩu hệ thống khép kín gồm nhà kính, hệ thống tưới trộn phân bón tự động, kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ, điều khiển tự động của Israel với giá gần chục tỷ đồng cho diện tích 1ha. Ảnh: Phúc Lập.

Sau khi đã “tầm sư học đạo” ở nhiều nơi có nền nông nghiệp phát triển mạnh như Israel, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan…, ông Phạm Quốc Liêm, hiện là Giám đốc, Chủ tịch Uinfarm, khi trở về đã chọn cho mình một hướng đi riêng, đó là tập trung vào yếu tố con người, vì ông cho rằng, ban đầu phải có con người chất lượng mới có cơ sở tạo ra sản phẩm chất lượng. Mục tiêu sản phẩm của Unifarm là đạt chất lượng ở những thị trường khó tính, như Nhật, Hàn, Singapore, sau đó đến Mỹ, châu Âu. “Muốn vậy, đầu tư cho khoa học, công nghệ là then chốt”, ông Liêm luôn tâm niệm thế.

Sau 13 năm thành lập, từ chỗ chưa có gì, nay Unifarm đã phát triển mạnh mẽ với số lượng nhân công, chuyên gia, kỹ sư lên đến hơn 400 người. Unifarm trở thành tên tuổi quen thuộc đối với hệ thống siêu thị trong nước và các nhà buôn quốc tế. Nguồn khách hàng ổn định và không ngừng tăng lên chính là điều kiện tiên quyết, là cảm hứng quan trọng để công ty tiếp tục đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường hơn nữa.

Đây là hệ thống xe tự hành tưới phun tự động nhập khẩu từ Ý, có giá hơn 3 tỷ đồng của Unifarm. Ảnh: Phúc Lập.

Đây là hệ thống xe tự hành tưới phun tự động nhập khẩu từ Ý, có giá hơn 3 tỷ đồng của Unifarm. Ảnh: Phúc Lập.

Trải lòng về hành trình chinh phục nông nghiệp công nghệ cao, Chủ tịch Phạm Quốc Liêm, nói: “Lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù riêng, không giống sản xuất công nghiệp, nơi chỉ cần máy móc, dây chuyền sản xuất chuẩn, thì sẽ tạo ra những sản phẩm đồng nhất. Nông nghiệp không có dây chuyền máy móc để sản xuất ra hàng loạt sản phẩm đồng nhất, mà phụ thuộc rất lớn đến những yếu tố con người không thể kiểm soát 100% như thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, tay nghề, kinh nghiệm...

Chính vì thế, khi quyết định đầu tư vào nông nghệp “đúng chuẩn”, Unifarm đã có những bước chuẩn bị dài hơi. Những năm đầu, chúng tôi trồng thử nghiệm dưa lưới và 20 loại rau củ quả khác, quy mô từ 1 - 5ha mỗi loại, chuối là một trong số đó. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, khảo nghiệm rất lớn. Sau 3 năm trồng thử nghiệm, chúng tôi đã chọn được những cây trồng chủ lực của mình, đáp ứng cả về yếu tố điều kiện sản xuất phù hợp và thị trường tiêu thụ.

Điển hình, Unifarm là đơn vị đầu tiên cả nước trồng dưa lưới trong nhà kính quy mô 1ha, điều khiển bằng máy tính, công nghệ nhập khẩu từ Israel, sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ngay từ vụ đầu tiên vào tháng 9/2010. Sản phẩm dưa lưới của chúng tôi được tiêu thụ ở các siêu thị lớn trong toàn quốc và sau đó đã xuất khẩu đi một số quốc gia ở châu Á, mở ra phong trào trồng dưa lưới ở nhiều địa phương. Năm 2013, 10ha chuối Philippines do Unifarm trồng cho năng suất bình quân 50 tấn/ha, đạt chuẩn GlobalGAP và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật, Mỹ… Đó chính là những thành công ban đầu của Unifarm.

Năm 2016, sản phẩm chuối do Unifarm trồng được Dole (tập đoàn chuối số một thế giới) cấp quyền sử dụng nhãn Dole tại thị trường Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… Unifarm cũng đã chuyển giao kỹ thuật cho nhiều trang trại chuối hàng đầu Việt Nam hiện nay với quy mô hàng ngàn ha.

Unifarm thường xuyên có sản phẩm tham dự triển lãm về nông nghiệp công nghệ cao ở châu Âu. Trong ảnh: Đại diện Unifarm (thứ 2 từ phải qua) trong một triển lãm sản phẩm nông nghiệp tại Đức. Ảnh: Unifarm.

Unifarm thường xuyên có sản phẩm tham dự triển lãm về nông nghiệp công nghệ cao ở châu Âu. Trong ảnh: Đại diện Unifarm (thứ 2 từ phải qua) trong một triển lãm sản phẩm nông nghiệp tại Đức. Ảnh: Unifarm.

Nhìn lại con đường đã qua của Unifarm, tôi thấy mình và các cộng sự đã làm khá chắc chắn khi phát triển từng bước, từ khảo nghiệm trên quy mô nhỏ đến phát triển trên quy mô lớn hơn cho chính mình và sau đó là nhân rộng cho các đơn vị liên kết”.

Chấp nhận đầu tư

Thành quả sau những năm miệt mài đầu tư, nghiên cứu, học hỏi của Unifarm là những sản phẩm chủ lực như chuối, dưa lưới, bưởi, quýt đường, nhãn Ido…, không chỉ có mặt ở hầu hết ở các siêu thị lớn trên toàn quốc, mà 50% sản phẩm chuối, dưa của Unifarm được xuất khẩu với giá trị cao.

Năm 2014, Unifarm hợp tác với thương hiệu Dole, tập đoàn số 1 thế giới về trồng trọt và kinh doanh sản phẩm chuối của Hàn Quốc. Sau đó, Dole đã cử nhiều cán bộ kỹ thuật từ Phillippines và các quốc gia mạnh về chuối khác đến hỗ trợ giám chất lượng và đào tạo người cho Unifarm, nhiều nhân viên kĩ thuật của Unifarm được đưa sang Phillipines huấn luyện, đào tạo.

Ông Phạm Quốc Liêm: 'Một trong những yếu tố quan trọng đem đến thành công cho Unifarm hiện nay là định hướng đúng, thực hiện đúng, và chấp nhận chi phí cho đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ'. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Phạm Quốc Liêm: "Một trong những yếu tố quan trọng đem đến thành công cho Unifarm hiện nay là định hướng đúng, thực hiện đúng, và chấp nhận chi phí cho đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ". Ảnh: Phúc Lập.

Năm 2016, Unifarm và Dole tiếp tục ký hợp đồng để phát triển thêm 1.200ha chuối. Sản phẩm sẽ do Dole độc quyền xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và châu Âu.

Tâm sự về những thành quả hôm nay của Unifarm, kỹ sư, Phó Giám đốc kỹ thuật Phạm Minh Tiệp nói: “Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của Unifarm hiện nay là định hướng đúng ngay từ ban đầu. Tiếp theo đó là thực hiện đúng, chấp nhận chi phí cho đầu tư. Vài năm gần đây, khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao” đã ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều thành công. Nguyên nhân là thiếu sự đầu tư chiều sâu, nóng vội. Riêng Unifarm, có thể nói là đã thành công, bởi vì chúng tôi làm bài bản, làm chậm mà chắc, có ngắn hạn, dài hạn chứ không nóng vội đầu tư ào ạt theo kiểu công nghiệp, dẫn đến mất kiểm soát.

Một trong những dự án nghiên cứu thành công của Unifarm là tuyển chọn được giống chuối có khả năng chống chịu bệnh Panama với tỉ lệ sống sót trên 90% sau 3 vụ, trồng tại vùng đất có tiền sử nhiễm bệnh. Ảnh: Phúc Lập.

Một trong những dự án nghiên cứu thành công của Unifarm là tuyển chọn được giống chuối có khả năng chống chịu bệnh Panama với tỉ lệ sống sót trên 90% sau 3 vụ, trồng tại vùng đất có tiền sử nhiễm bệnh. Ảnh: Phúc Lập.

Trong định hướng của mình, Unifarm không xác định phải là công ty nông nghiệp lớn nhất về mặt diện tích hay sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, nhưng đối với từng sản phẩm cụ thể của mình, Unifarm và các liên kết phải là đơn vị sản xuất đạt chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn thế giới. Về lâu dài, chúng tôi muốn thấy hình ảnh của mình trong sự phát chung của nền nông nghiệp Việt Nam, nơi mà cả người nông dân và người tiêu dùng Việt Nam đều hài lòng và tự hào vì có thể sản xuất và thụ hưởng các mặt hàng nông sản được sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới. Tôi cùng với các công sự của mình luôn có kế hoạch chi tiết cho mục tiêu lớn này".

"Có 2 dự án trong số những dự án nghiên cứu của Unifarm tôi cho rằng rất thành công, đó là dự án nghiên cứu bảo quản dưa lưới được hơn 20 ngày trong tình trạng chất lượng tốt để xuất khẩu thành công. Unifarm là đơn vị đầu tiên trồng dưa lưới tại Việt Nam quy mô lớn và cũng là đơn vị đầu tiên xuất khẩu sản phẩm này. Dự án thứ 2 cũng rất hành công, đó là tuyển chọn được giống chuối có khả năng chống chịu bệnh Panama với tỉ lệ sống sót trên 90% sau 3 vụ, trồng tại vùng đất có tiền sử nhiễm bệnh. Ngoài tự nghiên cứu, Unifarm còn hợp tác với các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu để phát huy chất xám của các nhà khoa học giỏi".

Ông Phạm Quốc Liêm

Xem thêm
Thủ tướng làm Trưởng ban sắp xếp, tinh giản bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Đại học Thủy lợi - Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên

Bí thư Yên Bái coi nhà trường là nơi rèn giũa lý tưởng, còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT xem đây là nguồn tri thức vô giá trong vấn đề thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.