| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ dung hòa 'nước với lửa' của phân vô cơ vi sinh từ bao giờ?

Thứ Hai 14/03/2022 , 07:27 (GMT+7)

'Nước' ấy là vi sinh vật hữu ích sống trong môi trường hữu cơ, còn 'lửa' ấy là hóa chất vô cơ, thế mà bị 'nhốt' chung một bao thì nghe có vẻ vô lý…

Tôi mang thắc mắc đó hỏi Tổng giám đốc BiOWiSH Việt Nam, Lê Văn Hải thì ông cười và giải thích cặn kẽ đến ngay cả người ngoại đạo cũng cảm thấy dễ hiểu.

Ông Lê Văn Hải-Tổng giám đốc BiOWiSH Việt Nam tại buổi lễ giới thiệu sản phẩm lân vi sinh của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Lê Văn Hải-Tổng giám đốc BiOWiSH Việt Nam tại buổi lễ giới thiệu sản phẩm lân vi sinh của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Trên thế giới, nước nào đã đi đầu trong việc nghiên cứu đưa vi sinh vào phân bón hóa học và bắt đầu từ khi nào? Họ nghiên cứu như thế dựa trên cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn ra sao thưa ông?

Trên thế giới, Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu đưa vi sinh vào phân bón hoá học (vô cơ) trong khoảng 10 – 15 năm gần đây. Hãng BiOWiSH Technology là đơn vị dẫn đầu và thành công trong việc đưa vi sinh vào phân bón hoá học.

Cơ sở khoa học là tổ hợp các chủng vi sinh do BiOWiSH chọn lọc và tạo lập có khả năng sống trong các môi trường khắc nghiệt: độ mặn > 35 phần nghìn; PH từ khoảng 3,5 – 9,5; chịu được nhiệt độ cao, chịu hạn, tính ổn định cao khi kết hợp với phân bón hoá học và năng lực của vi sinh trong việc chuyển hoá dinh dưỡng, cải tạo đất, giảm thất thoát phân bón, phát triển hệ vi sinh bản địa…

Nó dựa trên hàng loạt các nhu cầu của thực tiễn gồm: Giảm lượng phân bón hoá học, đảm bảo chuyển hoá dinh dưỡng cho cây trồng. Tăng hiệu suất, hiệu quả sử dụng phân bón hoá học. Tăng cường cải tạo, nâng cao chất lượng đất. Tăng cường phát triển của cây, năng suất, chất lượng. Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm…

Thử nghiệm cấy vi sinh vào phân hóa học. Ảnh: Tư liệu.

Thử nghiệm cấy vi sinh vào phân hóa học. Ảnh: Tư liệu.

Ông có thể cho biết trên thế giới phân bón hóa học cấy vi sinh thường có những chủng loại nào và các nước xung quanh ta đã và đang phát triển chúng ra sao?

Hiện tại, BiOWiSH là hãng duy nhất sở hữu công nghệ vi sinh phun bọc cho phân hoá học: Urea, NPK, Lân, Kali, SA…BiOWiSH đang làm việc với 100 hãng phân bón lớn nhất trên thế giới, tại Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, Úc…Tại Việt Nam, BiOWiSH đang hợp tác với: Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty CP Phân bón Miền Nam, Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí.

Lúa được bón bằng phân hóa học cấy thêm vi sinh. Ảnh: Tư liệu.

Lúa được bón bằng phân hóa học cấy thêm vi sinh. Ảnh: Tư liệu.

Tình hình phát triển phân bón hóa học có cấy vi sinh ở nước ta bắt đầu từ thời điểm nào, tại sao lại có sự chậm chễ so với nhu cầu của đời sống? Hiện có những công ty nào đang áp dụng và cụ thể là ở các dải sản phẩm nào?

BiOWiSH bắt đầu hợp tác với Nhà máy Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Phân bón Miền Nam trong sản xuất phân hoá học vi sinh từ những năm 2016. Việc triển khai phải thực hiện qua quy trình, khảo nghiệm, đăng ký… theo đúng quy định. Sự chậm trễ do: Phân hoá học vi sinh là một đột phá công nghệ kết hợp vi sinh vật với phân hoá học chưa có tiền lệ nên thiếu các quy định, quy chuẩn kỹ thuật dẫn đến việc khảo nghiệm, đăng ký và lưu hành thương mại phải chờ đến đầu năm 2020 khi QCVN mới áp dụng thì mới triển khai thương mại được. Khâu khảo nghiệm chiếm nhiều thời gian: 2 năm.

Trường hợp cụ thể ở Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thì quá trình áp dụng thế nào? Từ ý tưởng, nghiên cứu đến sản xuất có những khó khăn gì phải khắc phục? Sắp tới ngoài mặt hàng lân vi sinh đơn vị còn sẽ ra những dòng sản phẩm nào?

Chúng tôi đã thiết lập hợp tác với Tập đoàn Hoá chất Việt Nam nói chung và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nói riêng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, khi ông Phạm Thanh Tùng đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với khát khao đổi mới, sáng tạo đã thúc đẩy hợp tác, đưa công nghệ sinh học vào phân lân tạo nên dòng sản phẩm Lân vi sinh. Mục tiêu cao nhất là tạo ra sản phẩm lân mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân và sản xuất nông nghiệp bền vững.

Lễ xuất bán Lân vi sinh Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lễ xuất bán Lân vi sinh Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Sau gần 2 năm với nỗ lực và quyết tâm của đôi bên, chúng tôi đã sản xuất thành công và thương mại sản phẩm Lân vi sinh này. Đây là sản phẩm Lân vi sinh duy nhất trên thị trường do Lâm Thao sản xuất mang công nghệ hoàn toàn mới với các lợi ích: Tối ưu quá phân giải lân, chuyển hoá lân thô thành dinh dưỡng hữu hiệu cho cây hấp thụ tốt hơn, hiệu quả hơn. Cải tạo đất do các vi sinh vật có sẵn trong Lân vi sinh sinh khối. Giảm thất thoát phân bón do rửa trôi do các vi sinh vật trong Lân vi sinh cân bằng dinh dưỡng. Phát triển bộ rễ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây trồng. Tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.

Kỹ thuật của đôi bên đã xây dựng hệ thống phun tự động và chạy thử, khảo nghiệm, đăng ký sản phẩm…theo quy định của nhà nước và sản xuất thương mại. Ngoài Lân Vi sinh, Lâm Thao sẽ ra các dòng sản phẩm NPK vi sinh, Hữu cơ khoáng vi sinh.

Cận cảnh Lân vi sinh Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cận cảnh Lân vi sinh Lâm Thao. Ảnh: Dương Đình Tường.

Sau một số công ty phân bón lớn, tiên phong trong áp dụng cấy vi sinh vào phân hóa học thì ông thấy phản hồi của thị trường ra sao? Định vị của sản phẩm này là dòng cao cấp, trung bình hay cả hai? Vì sao?

Phân bón hoá học vi sinh khi bán ra thị trường được người dân và thị trường đón nhận như là 1 giải pháp phân bón hữu hiệu, giảm chi phí, tăng năng suất và cải tạo đất: hạn, mặn, phèn, thị trường đang mở rộng hàng năm. Sản phẩm được định vị là sản phẩm công nghệ cao, hữu hiệu, kinh tế và phổ rộng…

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái sắp có đô thị mới hơn 2.400ha ở huyện Yên Bình

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định số 185 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2045.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất