| Hotline: 0983.970.780

Cùng De Heus Việt Nam góp cây, gây rừng tái tạo mảng xanh

Thứ Hai 09/09/2024 , 15:32 (GMT+7)

Công ty TNHH De Heus Việt Nam tổ chức hoạt động tái trồng rừng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Cúc Phương nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập.

 

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, với thông điệp “15 năm - Cùng nhau kiến tạo tương lai bền vững”, De Heus Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động tái trồng rừng. Hoạt động đầu tiên diễn ra tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, nối tiếp bởi hoạt động tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

 

Các hoạt động này có sự tham gia của gần 300 nhân viên thuộc Công ty De Heus Việt Nam cùng người thân, đặc biệt là có rất nhiều em nhỏ được bố mẹ khuyến khích tham gia.

 
 

Mặc dù phải di chuyển một quãng đường dài, chưa kể những trận mưa to khiến con đường xuyên rừng trở nên lầy lội, gây không ít khó khăn cho quá trình di chuyển, các thành viên Tập đoàn De Heus đã nhanh chóng gạt bỏ hết mệt mỏi và cùng bắt tay trồng những mầm cây bản địa đặc trưng của từng khu rừng. Với sự cố gắng hết mình của tất cả mọi người, các cây non đã được trồng hoàn tất chỉ sau một thời gian ngắn.

 

Với mục tiêu truyền tải thông điệp về phát triển bền vững và tạo cơ hội cho nhân viên đóng góp để tạo nên các giá trị tích cực, hoạt động trồng rừng là sự khẳng định cam kết của De Heus đối với sự phát triển bền vững. Đây là giá trị cốt lõi mà De Heus luôn hướng tới.

 
 

Chị Nguyễn Thu Thủy, Giám đốc Phát triển Bền vững châu Á và Việt Nam của Tập đoàn De Heus cho biết, các hoạt động trồng rừng này nằm trong chương trình “Góp Cây - Gây Rừng”. Chương trình này là một phần trong chiến lược phát triển bền vững của De Heus, với mục tiêu tạo ra các ảnh hưởng tích cực trong chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm, cũng như tới môi trường, cộng đồng và thế hệ tương lai.

 

“Sau khi triển khai hoạt động trồng rừng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Vườn quốc gia Cúc Phương, De Heus Việt Nam sẽ tiếp tục trồng cây, gây rừng tại các khu bảo tồn tại khu vực miền Tây.

Chương trình này sẽ đóng góp cho đề án trồng 1 tỷ cây xanh mà Chính phủ phát động trong giai đoạn 2021 - 2025. Hoài bão của De Heus là tiếp tục chung sức tái tạo mảng xanh cho Việt Nam thông qua chương trình này trong nhiều năm tiếp sau đó”, chị Nguyễn Thu Thủy thông tin.

 

Theo chị Nguyễn Thu Thủy, trong suốt 15 năm Tập đoàn De Heus có mặt tại Việt Nam, sứ mệnh của De Heus là luôn đồng hành sát cánh cùng người chăn nuôi để “Nâng tầm chăn nuôi Việt”, với trách nhiệm cho môi trường, cộng đồng và nhân viên.

 

“Hoạt động trồng rừng này là nỗ lực của De Heus Việt Nam góp phần tái tạo môi trường xanh, tái tạo lá phổi xanh của Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với nhiều người, chủ đề phát triển bền vững có vẻ vẫn lạ lẫm nhưng thông qua những chương trình này, chúng tôi cũng muốn chia sẻ rằng bất kì ai cũng có thể góp sức cho chặng đường chuyển đổi xanh để nuôi dưỡng thế hệ tương lai”, chị Nguyễn Thu Thủy thông tin thêm.  

Xem thêm
Những nông sản đầu tiên của Tuyên Quang xuất khẩu sang Anh quốc

Trao quyền cho thế hệ trẻ vì tương lai an toàn trước thiên tai. Những nông sản đầu tiên của Tuyên Quang xuất khẩu sang Anh quốc. Hậu Giang phát triển 28.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp vào năm 2025. Ngư dân Quảng Bình bội thu.

Canh tác trên đất dốc - nhìn từ thảm họa lũ quét, sạt lở đất

Những năm gần đây, nhiều địa phương ở miền núi phía Bắc đã chú trọng phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ cho bà con phát triển nhiều mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống của người dân mà còn góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường, hạn chế được lũ quét, sạt lở đất. Cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này.

Hồi sinh giống cá rô đặc sản tiến vua

Tưởng như cá rô Tổng Trường sẽ tuyệt chủng do môi trường sống thay đổi và bị khai thác quá mức, nhưng giờ đây giống cá đặc sản tiến vua này đang dần hồi sinh.

Hợp tác xã hơn 20 năm làm giống mới chưa hề thất bát

Quảng Bình Hợp tác xã Thống Nhất làm giống mới được mùa là nhờ hệ thống đê bao ngăn lũ sớm và biện pháp chống 'giặc chuột' bảo vệ cánh đồng.

Bình luận mới nhất