| Hotline: 0983.970.780

Cước vận tải biển tăng chóng mặt không chỉ do thiếu container rỗng

Thứ Năm 01/04/2021 , 08:50 (GMT+7)

Cước vận tải biển tăng chóng mặt trong thời gian qua, thường bị cho tình trạng thiếu trầm trọng container rỗng. Nhưng còn có nguyên nhân từ các hãng tàu.

Các hãng tàu giảm công suất khi nhu cầu tăng cũng khiến cho giá cước vận tải biển tăng cao. Ảnh: TL.

Các hãng tàu giảm công suất khi nhu cầu tăng cũng khiến cho giá cước vận tải biển tăng cao. Ảnh: TL.

Giảm công suất một cách bất thường

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), nhu cầu vận tải biển đã giảm mạnh vào mùa xuân năm 2020, khi nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Sau đó, nhu cầu tăng trở lại vào cuối mùa hè 2020 khi người tiêu dùng tăng cường mua sắm trực tuyến, từ thiết bị thể thao đến trò chơi điện tử và đồ nội thất mới, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, khi nhu cầu mua sắm tăng trở lại thì các hãng vận tải biển lại giảm công suất vận chuyển. Theo ông Gordon Downes, Giám đốc điều hành của New York Shipping Exchange, trong khi nhu cầu phục hồi trở lại vào nửa cuối năm 2020, thì khi đó, các hãng vận tải biển đã hủy bỏ các chuyến đi kém hiệu quả. Kết quả là, các hãng vận tải và cảng gặp phải tình trạng tắc nghẽn lớn, trong khi giá cước tăng lên mức kỷ lục. Trong tương lai, các hãng vận tải có thể sẽ tiếp tục hủy chuyến tàu rủi ro cao hoặc kém hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận của họ không sụt giảm.

Đầu năm nay, nhiều hãng vận tải biển tiếp tục hủy bỏ nhiều chuyến tàu từ châu Á sang châu Âu. Chẳng hạn, các đối tác của Liên minh 2M Maersk và Công ty Vận tải biển Địa Trung Hải thông báo hủy bốn chuyến tàu tuyến Á-Âu trong dịp Tết Tân Sửu; Hapag-Lloyd và THE Alliance sẽ bỏ trống một tàu mỗi chuyến trên 3 tuyến nối giữa Châu Á - Địa Trung Hải vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2021 …

Nhiều chuyên gia thị trường quốc tế cho rằng việc giảm công suất của các hãng vận tải biển trong khi nhu cầu tăng cao là bất thường. Joshua Brogan, Phó chủ tịch phụ trách hoạt động chiến lược của AT Kearney, một công ty tư vấn toàn cầu, cho biết: “Các hãng vận tải lớn có truyền thống theo đuổi doanh thu bằng mọi giá. Họ sẽ tăng công suất khi nhu cầu tăng nhằm tăng thị phần. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng dường như không có động thái tăng công suất. Điều này làm cho cầu vượt cung khiến giá cước tăng vọt”.

Doanh nghiệp phải tính toán lại

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, cuộc khủng hoảng nguồn cung container rỗng cũng như thiếu kho bãi để lưu trữ do tình trạng tắc nghẽn tại các bến cảng từ cuối năm 2020 đến nay, là biểu hiện gần đây nhất của một hệ thống thương mại toàn cầu, vốn đã mất cân bằng ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, giờ lại càng căng thẳng đến mức gây khó khăn cho nhiều chủ hàng trên thế giới.

Giá cước vận tải biển của một số công ty vận tải quốc tế đã tăng quá cao, đặc biệt là sau tháng 10/2020, khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ hàng giảm xuống mức rất thấp. Giá vốn vận tải tăng, trong khi giá chung vẫn giữ nguyên gây nhiều áp lực cho các công ty. Kết quả là, nhiều công ty sẽ phải đối mặt với ngu cơ phá sản trong năm nay.

Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những làn sóng địa chấn trong thương mại toàn cầu và hàng hóa được vận chuyển bằng tàu container trên khắp thế giới. Tuy nhiên, các hãng vận tải đã nhanh chóng loại bỏ khối lượng và giảm tình trạng dư thừa do nhu cầu yếu hơn, qua đó hỗ trợ giá cước vận tải. Điều này một phần do sự hợp nhất trong ngành vận tải trong những năm gần đây, mà đỉnh cao là ba liên minh vận tải biển quan trọng: Liên minh 2M, Liên minh Đại dương và Liên minh Vận tải hiệu quả cao (THE). Thông tin từ một báo cáo của S&P Global, cho thấy, 3 liên minh nói trên hiện chiếm hơn 80% thị trường vận tải biển toàn cầu.

Việc tăng giá cước vận tải biển một cách chóng mặt như trong thời gian qua, có thể khiến cộng đồng doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về các thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Theo đó, các cuộc đàm phán thường xuyên hơn với các nhà vận chuyển và giao nhận, sẽ trở nên phổ biến hơn trong điều kiện “bình thường mới”.

Việc định giá dựa trên bộ chỉ số về ngành hàng hải cũng đang được áp dụng rộng rãi hơn. Nhiều chủ hàng và hãng vận tải từ lâu đã tán thành ý tưởng này nhưng bị cản trở do thiếu các chỉ số hợp lý để làm căn cứ cho hợp đồng của họ. Ngày nay, đã có nhiều chỉ số hơn cho các chủ hàng sử dụng để quản lý và bảo vệ tỷ giá hợp đồng. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn lớn đang tính tới việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng như rút ngắn chuỗi cung ứng, tổ chức chuỗi cung ứng theo khu vực … nhằm giảm bớt số lượng các chuyến hàng đi biển.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất