| Hotline: 0983.970.780

Đã mắt vườn quýt hồng Lai Vung chín vàng rực chờ tết đến

Chủ Nhật 11/02/2018 , 08:30 (GMT+7)

Chỉ còn tuần nữa là đến Tết Mậu Tuất 2018, thời điểm này ở “vương quốc quýt hồng” Lai Vung - Đồng Tháp đã chín vàng óng, thu hút nhiều thương lái đến thu mua để chuẩn bị đưa ra thị trường các nơi tiêu thụ.

Quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) là đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu thuận lợi, cộng với thổ nhưỡng phù hợp nên chỉ có huyện Lai Vung trồng quýt hồng cho chất lượng ngon, ngọt và màu trái chín rất đẹp mắt.
Quýt hồng Lai Vung được trồng chủ yếu ở 3 xã dọc bờ sông Hậu như xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Hiện nay có hàng ngàn héc ta với hàng triệu gốc quýt hồng được trồng trên 3 xã này.
Theo thống kê, huyện Lai Vung có hơn 1.000 ha quýt hồng đang cho trái, năng suất bình quân khoảng 30 - 40 tấn/ha.
Quýt hồng Lai Vung đã trở thành thương hiệu nức tiếng. Người dân địa phương gọi cây quýt hồng là “cây trời cho”, bởi khi đem quýt đi trồng nơi khác, hay chỉ cần trồng ra ngoài huyện thì trái không ngọt, chất lượng cũng giảm hẳn.
Hiện tại quýt hồng thương lái vào tận vườn thu mua giá từ 25.000 - 26.000 đồng/kg tăng 10.000 -12.000 đồng/kg so với tháng trước.
Quýt hồng chỉ trồng vào mùa tết cho sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm, quýt được tiêu thụ khắp cả nước và cả xuất khẩu sang Campuchia.
Ưu điểm của quýt hồng là màu sắc đẹp, vàng óng, ngon ngọt và chín đúng vào dịp tết nên được nhiều người ưa chuộng để bày, cúng trong dịp tết đến xuân về.
Ông Trần Văn Thơm ở xã Long Hậu huyện Lai Vung trồng 1ha quýt hồng, mỗi năm thu hoạch khoảng 40-50 tấn trái thu về hàng trăm triệu đồng.


Những ngày giáp tết, thương lái tranh thủ đến tận vườn của dân thu hoạch quýt để kịp giao hàng cho khách
Những năm gần đây vùng trồng quýt hồng đặc sản ngoài bán cho thương lái còn kinh doanh mô hình du lịch “vườn quýt hồng" thu hút rất đông du khách xa gần đến vui chơi, thăm quan, chụp ảnh và thưởng thức quýt ngay tại vườn.
Ông Nguyễn Văn Tường, chủ điểm tham quan vườn quýt Út Tường ở tỉnh lộ 851, xã Tân Thành (huyện Lai Vung) cho biết: Thông thường vào tháng Chạp, vườn quýt hồng chín ửng vàng lúc đó bắt đầu mở cửa cho khách vào tham quan vườn. Giá vé 50.000 đồng/người lớn và 25.000 đồng/trẻ em.
Sau khi điểm vườn du lịch Út Tường thu hút nhiều khách thì một số nông dân ở Lai Vung cũng được chính quyền khuyến khích làm du lịch nông nghiệp. Đến nay có 9 điểm vườn quýt hồng mở cửa đón khách du lịch vào dịp gần tết; bình quân mỗi ngày có hàng ngàn khách đến với vườn quýt hồng đặc sản Lai Vung.
Theo ông Nguyễn Văn Tường cho biết, một mùa quýt hồng tết như vậy đón cả hàng ngàn khách vào vườn tham quan, đông nhất vào thứ 7 chủ nhật. Ngoài việc bán quýt dịp tết còn thu nhập từ khách du lịch đến tham quan vườn được gần 100 triệu đồng/mùa.
Ông Lưu Văn Tín, Giám đốc hợp tác xã Quýt hồng Lai Vung, cho biết, ngoài việc canh tác quýt hồng bán trái, thì vài năm nay những nông dân Lai Vung sản xuất quýt hồng kiểng để phục vụ người dân TP.HCM và các nơi có nhu cầu chơi tết.
Nhưng năm nay do thời tiết không thuận lợi, cộng với nhuận 2 tháng 6 âm lịch nên việc xử lý cho quýt hồng ra hoa và đậu trái gặp khó khăn.
Ngoài ra, tình trạng dịch bệnh vàng lá trên cây quýt hồng tái phát khá mạnh, làm ảnh hưởng khoảng 20-30% diện tích vườn quýt… Từ đó khiến năng suất quýt hồng bị giảm khoảng 30% so với mọi năm.

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Sớm quy hoạch vùng nuôi hàu tự phát ven biển

Trà Vinh Nuôi hàu tự phát mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, nhưng cũng gây khó khăn trong quản lý an toàn giao thông đường thủy và ảnh hưởng đến môi trường.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm