| Hotline: 0983.970.780

Đảo Cát Bà, một viên ngọc quý của Vịnh Bắc Bộ

Chủ Nhật 02/07/2017 , 13:13 (GMT+7)

Người ta nói nhiều chuyện về đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng, như một viên ngọc quý của Vịnh Bắc Bộ.

Nhưng sự trầm tĩnh và cũ kỹ nơi đây vẫn chật hẹp với những mơ mộng ở thì tương lai. Mới đây, thông tin cây cầu vượt biển từ thành phố tới bán đảo Cát Hải đã tạo nên không khí khác lạ, tràn đầy hy vọng về khu “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ này...

07-39-56_trng_18
“Hạ Long” thu nhỏ...

Những câu chuyện cổ “Các ông, Các bà”

Người dân ở trên quần đảo Cát Bà ai cũng kể thành thạo câu chuyện cổ rằng, xưa nơi đây là hậu phương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu bảo vệ sinh tồn của mảnh đất quê hương. Những người vợ và con gái đã xây dựng những kho lương và vũ khí cùng quân phục cho các ông chồng đứng vững nơi chiến hào, trên đảo tiền tiêu chặn đánh kẻ thù xâm lược. Đảo được gắn với cái tên Các Bà rồi được định hình là Cát Bà là vì thế.

Nhưng có một chuyện không phải là truyền thuyết mà đúng là lịch sử đã ghi nhận. Đảo Cát Bà chính là nơi chế tác và cất giấu những cọc nhọn bọc sắt và là hậu cứ trong chiến thắng Bạch Đằng giang, diễn ra năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy đánh quân Nam Hán. Tiếp đến là trận chiến thắng năm 1228, cũng trên sông Bạch Đằng, do Hưng Đạo Đại vương chỉ huy, chống giặc xâm lược Nguyên Mông. Đây chính là nơi luyện quân, tập dượt chiến thuật dụ quân giặc rơi vào bẫy cọc được chôn dưới sông, đợi khi triều xuống. Hơn thế, quần đảo Cát Bà hiểm trở còn là nơi trữ kho lương và cất giấu đoàn chiến thuyền chờ lệnh xuất kích tấn công giặc trên biển Đông. Vị thế độc đáo và bí ẩn của quần đảo Cát Bà làm hậu thuẫn lớn cho hai lần chiến thắng Bạch Đằng lịch sử cách nhau 350 năm. Do vậy, những cái tên Cửa Ông và Cát Bà được hình thành, tồn tại đến ngày nay.

Những vần thơ của Nguyễn Trãi đã ghi lại nơi đây thể hiện được hào khí chiến thắng Bạch Đằng, cũng như hình ảnh thất bại của giặc xâm lược: “Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ. Núi chia từng khúc một. Như mũi qua chìm, cây xích gẫy, bên bờ lớp lớp chồng. Quan hà hiểm hai người chống trăm người do trời xếp đặt. Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi” (Bạch Đằng hải khẩu).

07-39-56_trng_19
Một góc đảo Cát Bà

Chính vì thế, hội đua thuyền rồng được hình thành như một truyền thống văn hóa lâu đời ở quần đảo này. Những cuộc đua trên sóng nước như thể hiện lại không khí của Bạch Đằng xưa. Những chàng trai như các chiến binh thiện chiến ngày nào đứng mũi chịu sào, vung gươm giáo chiến đấu chống giặc xâm lược. Cùng với đó là những tiếng hò reo cổ vũ của các bà, các chị, các em tạo nên sự náo nhiệt cho ngày hội đánh cá hàng năm. Đặc biệt, lễ hội sau này còn gắn với sự kiện Bác Hồ về thăm đảo vào ngày 1/4/1959. Nơi xuất phát cuộc đua chính là từ cảng cá, nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với dân làng chài.

Những cuộc đua còn có sự tham gia của các đội thuyền rồng từ Quảng Ninh, hay các vùng huyện Hải Phòng như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên... Do đó, hội đua thuyền rồng hàng năm tạo nên một sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng khắp và sâu sắc, với ý nghĩa khai mùa ra khơi đánh cá của mọi người dân khắp vùng duyên hải phía Bắc. Đồng thời, ngày hội còn được tôn vinh là ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.

Ngoài truyền thống lịch sử, Cát Bà còn có nhiều dấu ấn văn hóa về khảo cổ và sinh quyển đặc trưng, hàng ngàn năm cần bảo tồn và gìn giữ...

Xù xì và bí ẩn

Thực ra, quần đảo Cát Bà gắn với giá trị thực tiễn của nó là ở khu vườn quốc gia, được xác định là “Khu bảo tồn sinh quyển thế giới”. Còn những gói dịch vụ về du lịch còn hạn hẹp với một số bãi tắm nhỏ cùng những món ăn hải sản quen thuộc. Nhiều khi, đảo lớn Cát Bà chỉ là nơi nghỉ dưỡng đơn điệu mà thôi. Vậy tìm ra một hình ảnh cho Cát Bà khác mô hình hoạt động ở khu du lịch Hạ Long liền kề, quả là một thách thức. Nhiều người đã từng về đây đều có cảm giác tiêng tiếc điều gì đó, khó nói và trăn trở cho quần đảo đầy bí ẩn này.

07-39-56_trng_20
Đẹp như tranh thủy mặc

Nếu nhìn thấu suốt những hành trình chuyển đổi sinh thái được bảo tồn ở đây mới thấy, việc tạo nên hướng du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Mở rộng miền khám phá thế giới sinh vật và thực vật, ở khu rừng đặc dụng quốc gia mới cởi được nút thắt cho du lịch Cát Bà. Diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia, hơn 16 ngàn héc-ta thì 2/3 là rừng núi, còn lại là mặt nước biển. Khi đến đây, ắt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên, với những hình ảnh kỳ bí và hấp dẫn của nó.

Không nói đến những họ cây gỗ quý cổ rêu phong, mà chỉ nhắc đến chủng loại động vật hiếm có trên thế giới đều có ở đây đã thấy thú vị. Thậm chí, rừng quốc gia Cát Bà là nơi duy nhất trên thế giới còn tồn tại loại voọc đầu vàng (hay còn gọi là voọc đầu trắng). Kèm theo động vật nằm trong sách đỏ cần được bảo tồn còn có quạ khoang, sóc đen... mà ở những khu rừng quốc gia khác không thể có.

Đáng chú ý, cấu trúc các địa tầng núi đá vôi nơi đây, ngoài những hang động tự nhiên còn có những vách núi đá đẹp và hấp dẫn đối với những du khách ưa mạo hiểm, với bộ môn leo núi. Tất nhiên, những khai thác dịch vụ du lịch này không hề tác động mạnh làm ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển tự nhiên của rừng núi. Nhưng phải nói đó là cách tiếp cận thiên nhiên nhất, những giao lưu đột biến giữa con người với môi trường tạo nên sức sống của một dạng du lịch sinh thái.

Riêng hệ thống hang động ở khu rừng đặc dụng sinh quyển này, nếu được tận dụng khai thác với xu hướng khám phá, tìm ra những điều mới lạ cũng sẽ tạo nên sự náo nhiệt hơn. Bởi hiện nay, du khách bị động với những hang động đã định hình trong những nội dung mà ý nghĩa xã hội hay lịch sử như động Thiên Long, Đá Hoa hay Hang Luồn, Hang Quân Y... Vậy nên hãy tạo những sơ đồ hang động chi tiết đến tận cùng ngóc ngách, với những cấu trúc mới lạ ở các triền núi, để cho du khách tham gia với niềm vui khám phá. Đó là sự hấp dẫn cho một loại hình du lịch văn hóa ở Cát Bà...

07-39-56_trng_21
Rừng Cát Bà vẫn còn hoang sơ


Cầu Rồng vượt biển

Lâu nay, một trong những khó khăn với quần đảo Cát Bà chính là giao thông và điện lưới quốc gia. Con đường biển càng gặp nhiều khó khăn cho người đến khi gặp thời tiết xấu như có sóng to gió lớn hoặc vào mùa đông mưa lạnh. Thời gian ra đảo kéo dài, chưa nói đến những rủi ro dễ xảy ra trên các chuyến phà hay tàu cao tốc. Đến nay điện lưới đã có. Đặc biệt cây cầu vượt biển nối bán đảo Đình Vũ với huyện đảo Cát Hải dẫn tới Cát Bà hoàn thành phần cơ bản. Đây là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (hơn 5km) với bề mặt rộng 16m, có bốn làn xe.

Cầu có tên Tân Vũ - Lạch Huyện. Đây là niềm khích lệ lớn, không những cho hàng chục ngàn dân sinh sống trên quần đảo Cát Bà mà còn là hy vọng của sự phát triển kinh tế biển mạnh mẽ của TP. Hải Phòng. Bởi đây là cơ sở quan trọng, nâng tầm cảng Lạch Huyện thành cảng cửa ngõ quốc tế. Tương lai đây sẽ là cảng chung chuyển quốc tế đầu tiên của miền Bắc.

Hình ảnh chiếc cầu vượt biển nối đất liền với quần đảo Cát Bà tựa hình tượng rồng vươn ra biển khơi và thế giới. Nó đánh thức sự mê ngủ của nàng tiên đảo Ngọc. Sau tiếng kèn hiệu lệnh tháng 5 thông cầu, chắc hẳn là sự bừng dậy của những cánh rừng nguyên sinh, không còn chỉ là giấc ngủ triền miên trong lãng quên. Viên Ngọc Cát Bà sẽ được mài dũa và trở nên sáng ngời trước ánh bình minh phương Đông chiếu rọi. Cát Bà sẽ viết tiếp những câu chuyện cổ tích, mà “Các ông, Các bà” đã từng một thời làm rạng ngời trang sử đất nước bốn ngàn năm.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất