| Hotline: 0983.970.780

Đào rừng Sapa "chảy" về Hà Nội

Chủ Nhật 21/12/2008 , 10:09 (GMT+7)

Gần Tết, ở Sapa (Lào Cai), người ta chặt hạ cây đào chẳng khác gì "lâm tặc".

Gần Tết, ở Sapa (Lào Cai), người ta chặt hạ cây đào chẳng khác gì "lâm tặc". Một cây đào mốc “có dáng” giá lên tới 7-8 triệu đồng, cành trung bình từ 2 đến 2,5 triệu đồng.

Ông Mã A Châu, một trong những người cao tuổi ở thị trấn Sapa, cho biết, ở Sapa trước đây có hàng trăm hộ trồng đào để lấy quả, tuy nhiên, do không được cải tạo giống, quả đào nhỏ dần, tiêu thụ khó. Trong khi đó, việc bán cành đào, hoặc cả cây đào cho những người chơi hoa ở các thành phố và các tỉnh lại thu lợi lớn. Nhiều người dân đã bỏ không chăm sóc đào để lấy quả, mà chuyển sang chặt cành, thậm chí đào cả gốc để bán, vì vậy rừng đào Sapa đang thưa vắng dần những cây đào cổ thụ.

Đào Sapa có 2 loại: đào mốc và đào phai. Đào mốc là giống đào của người Mông, nụ ít, mập, hoa hồng nhạt. Loại đào này mọc trong rừng sâu, trên các núi đá và khe suối, thân và cành sần sùi, thô ráp. Nhiều cây còn có lớp rêu phủ. Loại thứ hai là đào phai, thân và cành chắc khoẻ, nụ nhiều, hoa nở có màu phớt hồng. Một cây đào mốc “có dáng” giá lên tới 7-8 triệu đồng. Cành trung bình cũng 2-2,5 triệu đồng.
 

Đào rừng Sapa "chảy" về xuôi

Đắt như vậy, nhưng nếu người mua “khéo ăn khéo nói” thì đồng bào vùng cao sẵn sàng cho không hoặc bán rẻ những cây đào rừng mà khi về tới Hà Nội cũng có giá tới gần chục triệu đồng. Ngày giáp Tết luôn có hàng chục chuyến xe khuân đào từ Sapa và miền Tây Bắc xa xôi về các tỉnh miền xuôi. Trào lưu chơi đào cảnh hiện nay là càng to càng cao giá, nên đã “đẻ” ra cơn sốt khai thác cây đào cổ thụ.

Già làng Mã A Châu bộc bạch, ông xót xa lắm khi tận mắt phải chứng kiến những gốc đào đã hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ rồi đem về xuôi bán. Cả khu rừng đào chân núi Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Bản Hồ, Bản Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Tả Van ngày nào đẹp như "trong tranh", sau vụ mua bán cận Tết chỉ còn lởm chởm những gốc, thậm chí, nhiều cây đã bị khoét cả phần rễ. Chúng được chuyển bằng xe tải, xe khách về xuôi mà không gặp phải trở ngại nào.

Cơ quan chức năng thì cho biết khi đào đã ra khỏi rừng thì khó có thể xử lý được, bởi đào rừng không phải là loại gỗ quý hiếm. Hơn nữa, đối với nhiều gia đình miền núi, chỉ cần bán được một vài cây đào là có thể sẽ có đủ tiền lo cho một cái Tết tươm tất. Đối với người mua, thú chơi đào rừng trong dịp tết cũng là nhu cầu chính đáng mỗi độ xuân về.

Trước đây có những công ty lữ hành lên Lào Cai dẫn khách đi thăm các vườn đào cổ ở Sapa. Hầu hết du khách đều rất thích thú khi được tận mắt ngắm nghía những cây đào cổ thụ mỗi khi mùa xuân về và được ăn trái đào thơm lừng, chua ngọt khi mùa hè đến.

Năm nay, Tết đang tới nhưng chưa thấy các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có các biện pháp quản lý việc khai thác nguồn hoa đào hợp lý.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất