| Hotline: 0983.970.780

Để xảy ra phá rừng, hai dự án du lịch sinh thái bị thu hồi

Thứ Sáu 13/07/2018 , 09:15 (GMT+7)

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ra quyết định thu hồi thêm hai dự án vì để xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản trái phép và triển khai xây dựng không đúng như trong chứng nhận đầu tư. 

Nhiều dự án du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng tại Lâm Đồng để xảy ra phá rừng.

Đó là dự án đầu tư phát triển sản xuất nấm, hoa lan công nghệ cao của Công ty TNHH Công nghệ sinh học ATA (trụ sở phường 9, TP Đà Lạt ) và dự án đầu tư quản lý bảo tồn, đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp và tham quan giải trí của Công ty TNHH sản xuất thương mại Hồng Thuận Đức Trọng (trụ sở Quận 3, TP Hồ Chí Minh). Sau khi bị thu hồi dự án, hai công ty này có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp trong thời gian thực hiện dự án, đồng thời bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng.

Theo Sở KH&ĐT Lâm Đồng, từ khi thực hiện chính sách kêu gọi đầu tư các dự án liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thu hồi 183 dự án thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp với tổng diện tích trên 26.420ha, trong đó thu hồi toàn bộ diện tích sử dụng 151 dự án, thu hồi một phần diện tích của 32 dự án với hơn 2.500ha. Đây là những dự án thực hiện sai với giấy chứng nhận đầu tư, yếu năng lực tài chính và con người, chậm đầu tư, không đầu tư và đầu tư sai mục đích để xẩy ra mất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.