| Hotline: 0983.970.780

Diễn đàn báo chí toàn quốc giúp người làm báo 'đào xới' nhiều vấn đề

Chủ Nhật 17/03/2024 , 10:29 (GMT+7)

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024 đã gợi mở cho các nhà báo, nhà quản lý báo chí hướng ứng dụng, giải pháp để vượt qua khó khăn trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Ảnh: N.Tùng.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Ảnh: N.Tùng.

Sau 1,5 ngày làm việc, Diễn đàn báo chí toàn quốc (trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024) bế mạc. Tham dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Đây là hoạt động chính trong kỳ Hội Báo toàn quốc năm nay, lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 13 - 17/4 với sự tham dự của hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cùng Chi Hội Báo chí các tỉnh thành.

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, diễn đàn đã diễn ra thành công, có quy mô lớn và lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM với phương thức tổ chức mới mẻ. 

Diễn đàn đã tổ chức thành công 10 phiên, với nhiều vấn đề trọng yếu của báo chí Việt Nam được đưa ra "mổ xẻ". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 diễn giả, khách mời trong nước và quốc tế.

Diễn đàn tập trung vào các vấn đề như: Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; Xây dựng môi trường văn hóa báo chí; Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội; Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI; Phát thanh năng động trong môi trường số; Nâng cao chất lượng phóng sự, phóng sự điều tra; Đầu tư, ứng dụng hiệu quả tại các tòa soạn; Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo; Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh tặng hoa cho 10 nhà báo chủ trì 10 phiên thảo luận. Ảnh: N.Tùng.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh tặng hoa cho 10 nhà báo chủ trì 10 phiên thảo luận. Ảnh: N.Tùng.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, các tham luận, ý kiến của các diễn giả, khách mời và sự tương tác tại các phiên thảo luận đã góp phần làm sáng tỏ hơn từng chủ đề của diễn đàn.

Qua đó, gợi mở cho các nhà báo, nhà quản lý báo chí hướng ứng dụng, các giải pháp đổi mới sáng tạo, nâng tầm chiến lược và tính thực tế cho các cơ quan báo chí để tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí trong kỷ nguyên số.

Ý kiến tại các cuộc hội thảo cũng đã thống nhất những vấn đề mấu chốt để báo chí Việt Nam ngày một phát triển, đi đúng hướng và phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân: Vai trò quan trọng của báo chí cách mạng trong tuyên truyền phổ biến, định hướng chủ trương đường lối của Đảng, chinh sách pháp luật của Nhà nước, cầu nối gắn bó mật thiết với nhân dân; Chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc; Xây dựng hệ sinh thái dữ liệu của các cơ quan báo chí; Nội dung vẫn là vấn đề mấu chốt...

Ông Minh dẫn chứng về một số phiên thảo luận như "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí", các diễn giả, nhà báo đã khẳng định tính Đảng là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt của hoạt động báo chí cách mạng Việt Nam.

Hay như phiên thảo luận "Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" cho thấy, nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí sẽ không thể khuyến khích các nhà báo, các cơ quan báo chí đầu tư phát triển nội dung. Đây là điều kiện tiên quyết bảo vệ nguồn tài chính của các cơ quan báo chí, thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông...

"Đây là lần đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức một diễn đàn với quy mô lớn như vậy. Chúng tôi sẽ tổ chức thường xuyên hơn, đều đặn hơn trong thời gian tới. Tôi hy vọng các phiên thảo luận sẽ giúp những người làm báo đào xới được nhiều vấn đề cấp bách để hoạt động báo chí ngày càng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nói.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.