| Hotline: 0983.970.780

Định vị thương hiệu cá nhân qua mạng xã hội TikTok

Thứ Năm 13/05/2021 , 19:21 (GMT+7)

Mạng xã hội TikTok vừa là cơ hội, lợi ích vừa là thách thức, khó khăn trong việc định vị thương hiệu cá nhân của các bạn trẻ.

Buổi Workshop với chủ đề 'TikTok Do & Don’t – Định vị thương hiệu cá nhân'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Buổi Workshop với chủ đề “TikTok Do & Don’t – Định vị thương hiệu cá nhân”. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mới đây, Ocean Bros, một nhóm các bạn sinh viên khoa Viết văn, Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức buổi trao đổi kiến thức, kĩ năng trực tuyến với chủ đề “TikTok Do & Don’t – Định vị thương hiệu cá nhân” tại Hà Nội.

Buổi trao đổi được tổ chức với mục đích truyền tải đến các bạn trẻ những chia sẻ về cơ hội, thách thức đi kèm lợi ích, khó khăn và câu chuyện thực tế khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên nền tảng mạng xã hội TikTok.

Ngoài ra, nhóm Ocean Bros cũng mong muốn phần nào có thể giúp các bạn trẻ nhận ra được các xu hướng phát triển mới của truyền thông mạng xã hội hiện đại hơn, nhạy bén hơn, từ đó các bạn trẻ sẽ có hướng đi đúng đắn cho bản thân mình.

Theo TS Trịnh Lê Anh, giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội, xã hội Việt Nam hiện nay đã cởi mở hơn đối với mạng xã hội để tiếp cận những lợi ích cũng như hiệu quả mà mạng xã hội mang lại. Việc công nghệ thông tin thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống trẻ như hiện nay sẽ tăng khả năng hội nhập của người Việt với thế giới.

TS Trịnh Lê Anh cho rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt một ‘văn hóa mạng xã hội’ rất tiêu cực cùng với trạng thái dè chừng, sợ hãi, lo lắng. Ảnh: Phạm Hiếu.

TS Trịnh Lê Anh cho rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt một ‘văn hóa mạng xã hội’ rất tiêu cực cùng với trạng thái dè chừng, sợ hãi, lo lắng. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Nhưng đồng thời, chúng ta cũng phải chấp nhận những thách thức, những rủi ro, hệ quả xấu mà mạng xã hội mang tới và tìm cách giải quyết những vấn đề ấy. Chúng ta đang phải đối mặt một ‘văn hóa mạng xã hội’ rất tiêu cực cùng với trạng thái dè chừng, sợ hãi, lo lắng rằng mạng xã hội sẽ ảnh hưởng thế nào tới đời sống con người”, TS Trịnh Lê Anh phân tích.

Giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Văn hoá ứng xử mạng xã hội, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, thể chế hay quy tắc để sống trên mạng xã hội, tất cả phải được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cả về góc độ ban hành lẫn thực thi thì mới có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn trong việc ứng dụng mạng xã hội vào cuộc sống.”

Là một sinh viên trường Đại học RMIT HCM, sở hữu kênh TikTok có hơn 250.000 lượt theo dõi khi mới ở độ tuổi 20, bạn trẻ Hà Ngọc Minh chia sẻ do bản thân là 1 người học và làm trong ngành quảng cáo nên mạng xã hội đã mang lại 2 lợi ích lớn nhất là kiến thức và kinh nghiệm.

“TikTok hay mạng xã hội sẽ là nơi để học nếu bạn cho phép nó. Nếu biết chủ động kiểm soát nội dung thì người sử dụng có thể coi việc lướt mạng xã hội là một cách hiệu quả để học tập”, Hà Ngọc Minh bày tỏ.

Nữ sinh Hà Ngọc Minh (giữa) chia sẻ mạng xã hội đã mang lại rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nữ sinh Hà Ngọc Minh (giữa) chia sẻ mạng xã hội đã mang lại rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tài khoản TikTok @moedidau của Hà Ngọc Minh nổi tiếng với nhiều video chia sẻ các tips về Đại học và Marketing, cùng với đó là kinh nghiệm sáng tạo nội dung khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Xem thêm
Bộ phim 'Độc đạo' vì sao thu hút khán giả truyền hình?

Bộ phim ‘Độc đạo’ phát sóng trên VTV3 vào lúc 21h40 thứ 2, 3, 4 hàng tuần thực sự khiến người xem thích thú vì lối thể hiện đề tài hình sự khá mới mẻ.

Neymar lại dính chấn thương

Sức khỏe của tiền đạo người Brazil tiếp tục bị đặt dấu hỏi sau khi chân sút này chỉ thi đấu được đúng 29 phút và bị thay khỏi sân vì đau.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.