| Hotline: 0983.970.780

Đội thanh niên xung kích tình nguyện song hành cùng người dân vùng lũ

Thứ Tư 25/09/2024 , 10:25 (GMT+7)

Nghệ An Để ứng phó bão lũ đòi hỏi cả cộng đồng phải chung tay. Những năm qua, đội thanh niên xung kích tình nguyện xã Châu Nhân đã làm tốt trọng trách của mình.

Đội xung kích tình nguyện có nhiều đóng góp thiết thực cho xã Châu Nhân. Ảnh: Việt Khánh.

Đội xung kích tình nguyện có nhiều đóng góp thiết thực cho xã Châu Nhân. Ảnh: Việt Khánh.

Xã Châu Nhân được xem là “rốn lũ” của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sau sát nhập toàn xã có đến 2.300 hộ dân với khoảng 8.000 nhân khẩu, dân số “phình to” càng làm gia tăng nguy cơ về thiên tai, nhiệm vụ ứng phó càng gian nan gấp bội phần. 

Ý thức được áp lực bộn bề, địa phương này đã chủ động đi tắt đón đầu bằng việc thành lập đội xung kích tình nguyện. Đội do Trưởng ban chỉ huy quân sự xã chỉ huy, mỗi xóm lại chia thành một tổ xung kích, dao động từ 15 đến 20 người, tất cả luôn sẵn sàng tâm thế ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Phan Đình Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Nhân cho biết: “Đội thanh niên xung kích tình nguyện có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt tình hình chung, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai trên nhiều phương diện. Khi nhận lệnh từ trên, đội nhanh chóng tập hợp, triển khai kế hoạch như đã định. Họ chính là cánh tay nối dài trong việc truyền tải thông tin đến từng thôn, xóm, gia đình, qua đó giúp mọi người nắm rõ diễn biến để chủ động phương án ứng phó phù hợp”.

Khẳng định vai trò quan trọng bằng hành động thực tiễn. Ảnh: Việt Khánh.

Khẳng định vai trò quan trọng bằng hành động thực tiễn. Ảnh: Việt Khánh.

Thiên tai ngày một khó lường, muốn đảm bảo kế hoạch đặt ra đòi hỏi đội ngũ xung kích phải thường xuyên bổ cứu, hoàn thiện mình hơn. Trên thực tế, hàng năm Hội Chữ thập đỏ các cấp đều tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng ứng phó cho các thành viên, nhờ đó trang bị cho họ kinh nghiệm thực tiễn dạn dày. Đội còn được hỗ trợ trang thiết bị chuyên ngành (áo phao, ca nô…) để phục vụ công tác chuyên môn, vừa đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho người dân vùng bão lũ, lại giảm thiểu tối đa nguy cơ cho chính mình.

“Từ chủ trương được duyệt, xã đã tiến hành xây dựng các điểm cấp cứu tại những khu vực trọng yếu, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong những tình huống cấp bách. Hàng năm xã cũng thỏa thuận, kí kết hợp đồng với những chủ tàu thuyền có phương tiện lớn, trọng tải từ 100 - 250 tấn để phục vụ công tác di dời khi cần kíp. Đội thanh niên xúc kích tình nguyện ra đời đã giảm thiểu "áp lực ngàn cân" nhờ kỹ năng thuần thục và trách nhiệm cao trong công việc”, ông Phan Đình Hoàn nhấn mạnh thêm.

Ông Lân được cứu sống nhờ đội thanh niên xung kích tình nguyện. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Lân được cứu sống nhờ đội thanh niên xung kích tình nguyện. Ảnh: Việt Khánh.

Tròn 2 năm rồi nhưng ông Nguyễn Đình Lân, cư dân xóm 8, xã Châu Nhân vẫn nhớ như in về trận lũ vào tháng 9/2022: “Mỗi khi nhớ lại bản thân tôi vẫn chưa hết hoàn hồn. Hôm ấy đúng giữa trưa nhưng nước lũ dâng cuồn cuộn khiến tất cả ngỡ ngàng, sau khi định thần lại tôi khẩn trương thu gom vật dụng, lương thực để di dời đến nơi khô ráo. Mưa gió bão bùng nên trong nhà tối như hũ nút, tôi đưa tay với phích cắm điện, vừa đưa vào ổ thì giật bắn người, đầu đập mạnh xuống nền bê tông.

Lúc đó toàn thân chuếnh choáng, mặt mày xây xẩm, biết giật điện nhưng hoàn toàn bất lực, bà nhà tôi trong cơn bấn loạn cũng chẳng biết xử trí ra sao. Giữa cơn nguy nan, may thay có thành viên của đội xung kích đi ngang qua. Nghe tiếng hô hoán họ cấp tập điều khiển cano chạy đến, kịp thời đưa tôi đi bệnh viện kịp thời nên mới giữ được tính mạng. Trực tiếp lao vào ứng cứu tôi là anh Ân và anh Hiền”.

Tổ trưởng Phạm Văn Ân trải lòng về nghề nghiệp của mình. Ảnh: Việt Khánh.

Tổ trưởng Phạm Văn Ân trải lòng về nghề nghiệp của mình. Ảnh: Việt Khánh.

Vị cứu tinh mà ông Lân nhắc đến là anh Phạm Văn Ân, người tham gia đội thanh niên xung kích tình nguyện từ năm 2014, hiện tại là Tổ trường tổ xung kích xóm Phú Xuân.

“Xóm nằm ngoài đê tả Lam nên mưa bão thường xuyên ghé đến, mỗi đợt như thế anh em chúng tôi lại “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để di dời người, vật dụng đến nơi an toàn. Xóm chia thành 5 khu vực, 2 - 3 thành viên được cắt cử phụ trách khoảng 20 hộ gia đình, quá trình làm nhiệm vụ sẽ ưu tiên đặc biệt đến những hộ hoàn cảnh khó khăn, đến những đối tượng neo đơn, già cả, hoặc trẻ nhỏ. Mưa lũ bất thường chẳng ai nói trước được điều gì, biết hiểm nguy rình rập nhưng không ai nề hà, anh em xác định đóng góp công sức, trách nhiệm cho cộng đồng là niềm vui chung”, Tổ trưởng Ân trải lòng.

Xem thêm
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Trong điều kiện còn nhiều hạn chế, bất cập, vượt qua những khó khăn, thách thức lớn trong phòng chống thiên tai, bão lũ, chúng ta càng nhận thấy rõ những yếu tố mang tính nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của đất nước được phát huy mạnh mẽ...

Khôi phục lại nguồn gen quý và niềm tin cho các nhà vườn huyện Văn Giang

Theo PGS.TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, bão Yagi và lụt đã gây thiệt hại rất lớn với những làng hoa của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Cha con 'người hùng không biết chữ' cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Dù không biết chữ, cha con anh Nguyễn Văn Hai vẫn mày mò tự chế thiết bị lặn để cứu trạm bơm Cống Bún khỏi sự cố rò rỉ trước thời điểm mưa lũ.

Bình luận mới nhất