| Hotline: 0983.970.780

Đột phá thuốc bảo vệ thực vật sinh học làm từ thảo dược

Thứ Sáu 28/08/2020 , 11:08 (GMT+7)

Một doanh nghiệp đã nghiên cứu thành công thuốc bảo vệ thực vật hoàn toàn sinh học để diệt trừ các loại sâu, bệnh gây hại trên cây trồng.

Ông Phạm Như Quảng bên sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học làm từ thảo dược. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Như Quảng bên sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học làm từ thảo dược. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong bối cảnh thực phẩm bẩn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây thiệt hại đến thương hiệu và giá trị nông sản Việt. Một doanh nghiệp đã nghiên cứu thành công thuốc BVTV hoàn toàn sinh học để diệt trừ các loại sâu, bệnh gây hại trên cây trồng. Đặc biệt, sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn bằng thảo dược có hoạt lực cao, giá thành rẻ, không độc hại, đáp ứng được tiêu chuẩn canh tác hữu cơ trong nông nghiệp.

Ông Phạm Như Quảng, Chủ nhiệm công trình khoa học này cho biết: Trải qua 20 năm nghiên cứu cơ bản, Công ty TNHH nông nghiệp hữu cơ OAU đã hoàn thiện được sứ mệnh của mình với ứng dụng chế phẩm hoàn toàn sinh học từ thảo dược tự nhiên để trừ sâu, trừ nấm bệnh cho cây trồng. Đây được xem là một công trình khoa học mang tính sứ mệnh cho lĩnh vực nông nghiệp. 

Chiết xuất từ các loại thảo dược như, vàng đắng, ớt, thông Caribe…để bào chế thành công thuốc BVTV. Đây được xem là sự đột phá chưa từng có trong lịch sử nghiên cứu ứng dụng sản xuất BVTV tại Việt Nam. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, chế phẩm hoàn toàn sinh học của công trình này duy nhất trên thế giới đạt được 4 tiêu chí: Không độc hại, hoạt lực cao, giá thành thấp, thời gian bảo quản dài và sản xuất được quy mô công nghiệp.

Ông Phạm Như Quảng chia sẻ: Đã qua một thời gian dài nền nông nghiệp phát triển và mang lại nhiều thành công với các biện pháp hóa học. Tuy nhiên, nó cũng đã để lại nhiều hậu quả cho nông nghiệp hiện nay. Điển hình như tình trạng thoái hóa đất, lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đã gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, làm suy thoái môi trường, chất lượng nông sản không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm làm cả xã hội phải quan tâm lo lắng. Kế đó là tình trạng một số sâu bệnh hại phát sinh thành dịch, gây thiệt hại nặng mà chưa có phương cách phòng trừ hữu hiệu. Tình trạng tồn dư hóa chất trong nông sản vượt mức cho phép, không ít mặt hàng nông sản từ lúa gạo, hồ tiêu, thủy sản... bị cảnh báo, thậm chí bị trả về từ các thị trường xuất khẩu. Càng trầm trọng thêm khi biến đổi khí hậu theo chiều hướng cực đoan ngày càng rõ nét, dịch hại luôn diễn biến phức tạp. 

Hàng loạt bức xúc ấy, khiến ngành nông nghiệp phải tìm ra giải pháp hữu hiệu. Lối thoát ở đây chính là phải phát triển một nền nông nghiệp trên cơ sở sử dụng các biện pháp canh tác sạch, hữu cơ và thuận với tự nhiên. Đặc biệt, yếu tố con người là chủ đạo trong một hệ thống vận hành nông nghiệp bền vững. Áp dụng những quy trình sản xuất tiên tiến ở nhiều cấp độ như sản xuất an toàn, sản xuất theo chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ…

Chế phẩm sinh học này được chiết xuất từ các loại thảo dược. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chế phẩm sinh học này được chiết xuất từ các loại thảo dược. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm bảo đảm cho đất khỏe, cây khỏe và môi trường khỏe. Qua đó, cung cấp các loại nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và nâng cao giá trị nông phẩm xuất khẩu.

Trên thực tế, hai chế phẩm sinh học OAU01 6,3 EW và OAU02 81,7 EC là hai sản phẩm thuốc thuốc bảo vệ thực vật sinh học đầu tiên của Việt Nam. Tháng 9/2019, bảo vệ thành công trước Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước. Ngày 29/10/2019, Cục BVTV cấp Quyết Định công nhận là thuốc BVTV và ngày 10/1/2020 cấp giấy phép khảo nghiệm. Sản phẩm cũng đã qua khảo nghiệm quốc gia đạt hiệu quả rất cao. Nhiều farm lớn, hợp tác xã nông nghiệp và bà con nông dân mong muốn được sử dụng sản phẩm này. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu bài bản và thành công đột phá của OAU vẫn còn khá bất lợi bởi rào cản của những quy định về thủ tục sản xuất và đưa vào danh mục.

Ông Nguyễn Văn Bảy, ở phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sử dụng hai chế phẩm sinh học OAU01 6,3 EW và OAU02 81,7 EC cho vườn cà chua đang đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Bảy, ở phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), sử dụng hai chế phẩm sinh học OAU01 6,3 EW và OAU02 81,7 EC cho vườn cà chua đang đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Như Quảng mong muốn: Theo luật Quản lý thuốc thuốc bảo vệ thực vật có quy định là “ưu tiên thuốc bảo vệ thực vật sinh học”. Vậy, mong các cơ quan, ban nghành chức trách có những ưu tiên cụ thể. Cụ thể ở đây là chính sách, đất xây nhà xưởng, hay tạo điều kiện về thủ tục và danh mục để nhanh chóng đi vào sản xuất.

"Với tinh thần hướng về nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, chúng tôi hy vọng được sớm thực hiện được sứ mệnh của mình, phục vụ cho nông nghiệp nước nhà và vươn tầm xuất khẩu thuốc BVTV", ông Phạm Như Quảng mong muốn.

Canh tác sạch, hữu cơ trong nông nghiệp được xem là xu hướng tất yếu. Sự ra đời của công trình khoa học này có ý nghĩa rất lớn. Nâng giá trị nông sản cho quốc gia, cải thiện cho sức khỏe cho bà con nông dân trong canh tác và hướng đến an toàn thực phẩm cho toàn xã hội.  Đặc biệt, sản phẩm ra đời sớm sẽ giúp cho bà con nông dân tiêu thụ hàng 100.000 tấn/năm nguyên liệu như ớt, vàng đắng...và một số loại cây khác.

"Nguồn nguyên liệu chúng tôi thực hiện chiết tách thô từ đồng ruộng. Sau khi chiết tách để lấy các hoạt chất, bả thải của nguyên liệu chúng tôi cấy vi sinh vật hữu ích theo công nghệ của Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam – cho ra phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp miễn phí lại cho khu trồng nguyên liệu và bà con nông dân". Ông Quảng tự hào nói!

Mọi chi tiết xin liên hệ qua số điện thoại: 0916.652.439 (Ông Quảng).

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm