| Hotline: 0983.970.780

Dự án khai thác đồng cỏ bàng: Hiệu quả kinh tế kép

Thứ Năm 21/02/2008 , 11:12 (GMT+7)

Dự án đồng cỏ bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho bà con đồng bào dân tộc Khmer, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ những kết quả nêu trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định gia hạn đầu tư khai thác DA này giai đoạn 2 từ năm 2007 – 2009.

May nón bàng xuất khẩuVới diện tích đất 2.890 ha, trong đó đất cỏ bàng là 1.025 ha, năng lực sản xuất (SX) hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu bàng của DA đạt 120 ngàn nón và 40 ngàn giỏ xách trong năm thứ nhất, từ năm thứ 5 nâng lên 1,2 triệu nón và 400 ngàn giỏ xách/năm. Đến nay, DA đã SX trên 30 chủng loại mặt hàng mà sản phẩm chủ lực là các loại giỏ, khay bằng bàng.

Tại ấp Trần Văn Thệ, các bà Thị Sal và Thị Nam phấn khởi nói: “Nhờ có DA, thu nhập trung bình của nhân công dệt chiếu đạt khoảng 40 ngàn đồng/ngày, khi có đơn hàng giỏ, thu nhập tăng lên hơn 50 ngàn đồng/ngày. Đối với người dân đan đệm tại nhà, thu nhập chừng 15 - 25 ngàn đồng/ngày. Tuy mức thu nhập chưa cao nhưng gần 2 năm nay gia đình chúng tôi đỡ vất vả hơn trước nhiều lắm”.

Hiện nay tại Phú Mỹ có 200 hộ hợp tác đan đệm bán cho DA. Đáng mừng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của DA khá ổn định. Các loại giỏ chủ yếu xuất sang Nhật Bản, đệm và một số sản phẩm khác bán qua Campuchia, thị trường nội địa là TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa.

Khó khăn lớn nhất là hiện có 80% số hộ Khmer trong vùng DA trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu tiến bộ KHKT chậm. Cây mai dương, loại thực vật ngoại lai này tuy đã được hạn chế nhưng khả năng xâm lấn diện tích đồng cỏ bàng rất cao. Một bờ bao giữ nước dài 3,2 ngàn m với khối lượng 8 ngàn m3 đã được hoàn thành giữ ẩm cho đất để cỏ năn – nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ phát triển tốt. Song, hiện tượng cháy đồng cỏ bàng vẫn hay xảy ra vào mùa khô.

Tiến sĩ Trần Triết, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại diện Hội Sếu đầu đỏ Quốc tế tại Việt Nam, cho biết: Trên thực tế, DA đã mang lại hiệu quả kép. Đi đôi với khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp với khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống địa phương, hoạt động bảo tồn sếu đầu đỏ trong khu vực DA đang đi vào ổn định. Qúa trình tuyên truyền, người dân nơi đây đã ý thức được tầm quan trọng của sếu đầu đỏ nên không đặt bẫy săn bắt loài chim này nữa. Nhờ vậy, năm 2006 có 66 con cư ngụ, đến năm 2007 tăng lên 102 con.

Được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ngày 23/1/2008, đoàn chuyên gia nước ngoài cùng đại diện Hội Sếu Quốc tế tại Việt Nam đã đến gặp gỡ Ban quản lý DA và UBND xã Phú Mỹ. Sau khi phỏng vấn Ban quản lý DA, điều phối viên, nhân viên phụ trách kỹ thuật SX, kinh doanh hỏi chuyện trực tiếp một số hộ dân tại đây về nguyện vọng và khả năng nghề nghiệp. Qua đó lập kế hoạch kinh doanh cho DA khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công truyền thống tại Phú Mỹ là một vấn đề hết sức cần thiết, nhằm mở rộng thị trường các sản phẩm đầu ra của DA trong tương lai và xu hướng tổ chức lại SX kinh doanh trong thời gian tới.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Được, Trưởng phòng Khoa học, Sở Khoa học & Công nghệ Kiên Giang, cho biết: Tổng mức đầu tư trong 3 năm 2007 – 2009 của DA là 180 ngàn USD, trong đó vốn Hội Sếu Quốc tế: 150 ngàn USD, vốn giải thưởng cho DA đồng cỏ bàng: 30 ngàn USD, vốn sự nghiệp khoa học tỉnh, đầu tư trồng và dưỡng bàng là 200 triệu đồng.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.