| Hotline: 0983.970.780

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Thứ Hai 29/04/2024 , 17:58 (GMT+7)

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Mới đây, tại văn bản số 3210/BTC-TCNH, Bộ Tài chính có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản với nhiều thông tin đáng chú ý.

Trong đó, tại thời điểm 31/12/2023, theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Bộ Tài chính cho biết, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của 182 doanh nghiệp bất động sản này là 351.390 tỷ đồng.

Cũng tại thời điểm trên, theo Bộ Tài chính, có 92 doanh nghiệp bất động sản trong năm nay sẽ có lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng giá trị 99.558 tỷ đồng.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, nhiều "đại gia" bất động sản có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hàng nghìn tỷ, cá biệt lên tới cả chục nghìn tỷ đồng. Đơn cử như Công ty TNHH Capitaland Tower có dư nợ hơn 12.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và xây dựng Vạn Trường Phát 10.000 tỷ đồng; hay Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM) hơn 10.400 tỷ đồng...

Sát gần con số chục nghìn tỷ là số dư nợ của CTCP Đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam với 9.299 tỷ đồng, CTCP Bất động sản Hano-vid hơn 9.500 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển đô thị Hưng Yên 7.200 tỷ đồng, CTCP Thái Sơn Long An 8.700 tỷ đồng; 

Nguồn Báo cáo của Bộ Tài chính

Nguồn Báo cáo của Bộ Tài chính

Cũng theo báo cáo trên, những cái tên nổi bật với dư nợ trái phiếu đáo hạn lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong năm nay gồm: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển đô thị Hưng Yên 7.200 tỷ đồng; CTCP Đầu tư Golden Hill hơn 5.760 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nam An 4.700 tỷ đồng; CTCP Đầu tư kinh doanh và phát triển đô thị Ngôi Sao Phương Nam 4.695 tỷ đồng; Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt 4.100 tỷ đồng...

Đồng thời, một số nhà phát triển bất động sản có tên tuổi khác tại Việt Nam cũng nằm trong danh sách này như: Tập đoàn Vingroup 2.600 tỷ đồng; CTCP Vinhomes 2.160 tỷ; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex) 2.300 tỷ; CTCP Phát triển bất động sản Nhật Quang 2.150 tỷ; CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova (Novaland) 2.000 tỷ; Công ty TNHH Đầu tư Big Gain 2.000 tỷ; CTCP Phú Thọ Land 1.900 tỷ; CTCP Đầu tư Hải Phát 1.344 tỷ; CTCP Hưng Thịnh Land 1.100 tỷ đồng...

Nguồn Báo cáo của Bộ Tài chính

Nguồn Báo cáo của Bộ Tài chính

Trước thực tế trên, để giảm áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay và các năm tiếp theo, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản theo Nghị quyết 33/2023 của Chính phủ.

Trong đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh các giải pháp kịp thời rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý và trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024, để các doanh nghiệp hoàn thiện dự án, đưa sản phẩm ra thị trường, khôi phục dòng tiền cho doanh nghiệp.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.