| Hotline: 0983.970.780

Du khách 'vật vã' rời Cát Bà

Thứ Ba 03/05/2022 , 02:37 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Dù đã chủ động về sớm nhưng do không qua được phà, nhiều người đi du lịch tại Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 đã phải vật vã cả ngày mới vào được đất liền.

Tối 1/5, nhiều người đã ngủ lại trên xe chờ sáng hôm sau qua phà.

Tối 1/5, nhiều người đã ngủ lại trên xe chờ sáng hôm sau qua phà.

Sau khi du lịch mở cửa trở lại, như thường lệ, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2022, hàng vạn lượt người đã ùn ùn kéo về đảo Cát Bà để nghỉ mát.

Riêng ngày 29/4 đã có hơn 33.000 lượt khách đến Cát Bà và dự kiến trong cả 5 ngày nghỉ lễ, có thể sẽ lên đến hàng trăm nghìn lượt.

Khác với những dịp nghỉ lễ trước đây, cơ quan chức năng TP Hải Phòng đã hạn chế xe con và xe tải ra đảo trong khung giờ từ 9-13h nhưng do lượng người nhiều, số lượng phương tiện lớn nên tình trạng quá tải đã tái diễn.

Từ chiều 1/5, một lượng lớn khách du lịch đã rời đảo Cát Bà để tránh ùn tắc nhưng do biển động, có gió lớn nên cơ quan chức năng đã dừng phà khiến hơn 100 phương tiện mắc kẹt.

Nhiều người rời Cát Bà sớm nhưng ùn tắc vẫn xảy ra.

Nhiều người rời Cát Bà sớm nhưng ùn tắc vẫn xảy ra.

Anh Nguyễn Hữu Đức, một khách du lịch đến từ Hà Nội chia sẻ, ngày 1/5, gia đình anh quyết định rời đảo sớm nhưng không ngờ vẫn đường ra phà vẫn tắc trầm trọng và phải đến 2/5 mới có thể lên phà.

“Khi đến bến phà thì do thời tiết phà dừng hoạt động, khi hết gió thì hết giờ, dù có xe buýt chờ quay lại nhưng cả gia đình tôi ngủ luôn trên xe đến sáng 2/5 mới được lên phà qua bờ bên kia. Tôi không rõ có bao nhiều xe mắc kẹt nhưng chắc không dưới 90 xe”, anh Hiển cho hay.

Ghi nhận tại 2 bên bến phà Gót chiều 2/5, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn, từ trung tâm đảo Cát Bà ra phà Gót, xe ôtô xếp thành hàng dài cùng hàng nghìn người mệt mỏi chờ đợi qua phà.

Dù lực lượng chức năng đã tích cực phân luồng và hướng dẫn người dân nhưng vẫn xảy ra tình trạng lộn xộn, còn các xe buýt miễn phí trung chuyển khách thì luôn đặc kín người.

Hàng vạn người ồ ạt rời đảo Cát Bà không đi cáp treo mà lựa chọn đi phá khiến tình trạng quá tải xảy ra.

Hàng vạn người ồ ạt rời đảo Cát Bà không đi cáp treo mà lựa chọn đi phá khiến tình trạng quá tải xảy ra.

Anh Nguyễn Trung Hiển, một du khách từ Lào Cai cho biết, anh đến bến phà lúc 3h ngày 2/5 nhưng đến 5h mới được lên phà, xe phải nhích từng chút, sau hơn 1h mới di chuyển được vài chục mét.

“Cứ 100m là 1 tiếng đồng hồ, kinh nghiệm là sợi dây dài nhưng mình rút mãi chả hết, đi du lịch mà cứ như đi hành xác vậy”, anh Hiển bày tỏ.

Trả lời báo chí, lãnh đạo Ban quản lý phà Gót cho biết, việc ‘tắc phà’ chiều 1/5 là do biển động, gió lớn nên phải thông báo dừng phà để đảm bảo an toàn.

Để hỗ trợ du khách, UBND huyện Cát Hải đã điều xe buýt hỗ trợ du khách quay trở lại các cơ sở lưu trú đảm bảo ăn, ngủ tại Cát Bà đến sáng 2/5.

Dù cao điểm du lịch nhưng phà chỉ chạy đến đến 19h30.

Dù cao điểm du lịch nhưng phà chỉ chạy đến đến 19h30.

Khi thời tiết ổn định, các chuyến phà đã hoạt động trở lại để đưa khách trở về đất liền, tuy nhiên, bến phà Gót chỉ có 9 phà hoạt động, trong đó phà lớn chỉ chở được 300 khách và 15 xe ôtô cho 1 lượt nên đã xảy ra tình trạng quá tải.

Theo tìm hiểu, những năm trước đây, vào cao điểm du lịch, những dịp nghỉ lễ, lượng khách du lịch nhiều, bến phà thường huy động tối đa phương tiện và tăng thời gian hoạt động.

Đơn cử như đợt nghỉ giỗ Tổ, Ban quản lý bến phà Gót đã huy động tới 4 phà to và 4 phà nhỏ chạy từ 6h đến 22h để phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, không hiểu sao, trước dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dù được dự báo lượng khách lớn nhưng lịch hoạt động của bến phà (được thông báo ngày 13/4) chỉ kéo dài đến 19h30, điều này khiến tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn, khách du lịch ngao ngán.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.