| Hotline: 0983.970.780

Dự luật về rượu, bia 'tựa như dáng đi xiêu vẹo'

Thứ Năm 23/05/2019 , 11:44 (GMT+7)

Đó là nhận xét của ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) về dự thảo mới nhất Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia tại nghị trường Quốc hội ngày 23/5.

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên).


Tại sao không đưa nội dung nước uống có cồn vào dự thảo luật?

Theo ĐB Phạm Thị Minh Hiền, chúng ta chỉ có thể giảm tác hại của rượu, bia thông qua việc giảm sử dụng nó.

Trước  kỳ họp thứ 7, bà Hiền đã tiến hành một cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu đối với nhóm trẻ em từ 12 - 16 tuổi về các loại thức uống mà các cháu đang dùng. Kết quả, có tới 83% câu trả lời đều dẫn đến các loại đồ uống có cồn; có tới 87,6% trẻ em không nhận biết được các loại đồ uống có cồn từ 4,5% trở lên.

70% số trẻ em khi được phỏng vấn sâu về cảm giác sau khi uống đồ uống có cồn đều trả lời rằng, “con thấy lâng lâng”, “con thấy hơi chóng mặt, tim đập nhanh”.

“Nhưng nguy hại ở chỗ, gần 80 trẻ em đều lựa chọn vẫn tiếp tục sử dụng đồ uống có cồn. Vì nó được giới thiệu, quảng cáo là nước trái cây có ga, nước hoa quả lên men”, bà Hiền chia sẻ

“Như vậy, các hình thức quảng cáo đã tự do đánh tráo khái niệm, cung cấp thông tin không chính xác, thông tin sai sự thật về rượu, bia đối với sức khoẻ”, bà Hiền nhận định

Từ những dẫn chứng trên, bà Phạm Thị Minh Hiền, đặt câu hỏi với cơ quan lập pháp: “Tại sao nội dung về đồ uống có cồn không được đưa vào quy định của dự thảo Luật?” Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lý giải rằng: “Vì cụm từ này chưa được phổ biến trong xã hội”. Bà Hiền cảm thấy rất ngạc nhiên vì dự thảo này vô tình xem nhẹ sức khoẻ của người tiêu dùng, nhất là các đối tượng yếu thế như trẻ em, phụ nữ.

Cũng theo nữ ĐBQH tỉnh Phú Yên, thị trường hiện nay rất phổ biến các loại bia có nồng độ cồn từ 4,2 - 5%. Các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới đã nêu rõ: “Bia là đồ uống phổ biến ở Việt Nam”. Trước  tình hình các nhà sản xuất quảng cáo, tiếp thị rượu bia bừa bãi như hiện nay, thì nghiễm nhiên nó sẽ là lựa chọn chính khi giới trẻ bắt đầu làm quen với đồ uống có cồn.

“Tôi đề nghị Luật cần quy định nồng độ cồn từ 4% trở lên, thay cho mốc 5,5% và khung giờ quảng cáo cần phải điều chỉnh lại từ 18 - 21 giờ”.

“Dự thảo luật mới nhất lại bỏ qua các yếu tố kỹ thuật cần thiết, chân nọ xọ chân kia tựa như dáng đi siêu vẹo, không còn vững vàng về khung pháp lý được xem như là xương sống, là trục lái của một bộ luật. Sự cứng rắn của một bộ luật đã bị mất ở dự thảo lần này”, ĐB Hiền cho biết.

Bà cũng đề nghị cần đề cao trách nhiệm trong xây dựng dự thảo luật, không bỏ quên trẻ em, thanh thiếu niên, những người yếu thế lãnh hậu quả nặng nề của tác hại rượu trước khi bấm nút thông qua.
 

Chưa thoả đáng, thiếu thuyết phục

Đồng tình với quan điểm trên, ĐB Phạm Trọng Nhân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) nhận định: Từ một dự thảo Luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia khá chặt chẽ, được xây dựng trên luận cứ khoa học, các quy định được xem là xương sống của dự luật như cấm bán, quảng cáo rượu, bia trên internet; hay quy định về khung giờ cấm bán rượu bia lại bị đẩy ra ngoài, làm cho những vấn đề được đặt ra tại kỳ họp thứ 6, dù đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình nhưng chưa thoả đáng, thiếu thuyết phục.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương).

“Chúng ta sẽ rất đau khi nhận thấy sự giằng xé giữa lợi ích kinh tế và sức khoẻ cộng đồng. Trong đó, một trong những quy định quan trọng bị đẩy ra khỏi dự thảo luật là cấm bán rượu bia từ 15 độ cồn trở lên trên Internet”.

Mặc dù dự luật quy định quảng cáo rượu bia theo hình thức thương mại điện tử, đồng thời, ban hành cả quy định về việc kiểm soát độ tuổi (đối với người 18 tuổi) tiếp cận, truy cập, tìm kiếm liên quan đến quảng cáo bia, rượu.

Tuy nhiên, giống như các trang “web đen”, trang thông tin phản động, đồi truỵ, phi văn hoá, chúng ta cũng có quy định rất khắt khe để kiểm soát, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa làm được. 

“Nguồn lực kiểm soát thông tin trên Internet chưa đảm bảo, nhưng luật vẫn cho phép quảng cáo bán bia, rượu trên Intrenet là điều phi lý. Liệu đây là sự mua bán, sự cài cắm hay sự thiếu sót đầy chủ ý về mặt lập pháp”, đại biểu Phạm Trọng Nhân đặt dấu hỏi.

Đại biểu Ksor H’Bo Khăp (Gia Lai) bình luận: Tôi thấy dự thảo này không khả thi khi đưa vào áp dụng trong thực tế cuộc sống.

Đại biểu Ksor H’Bo Khăp (Gia Lai).

Ví dụ, dự luật đưa ra quy định “cấm quảng cáo rượu bia từ 15% độ cồn trở lên”. Vậy thì rượu, bia dưới 15% độ cồn thì sao? Tác hại của rượu, bia phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Nên cần phải quy định lại về vấn đề đo nồng độ cồn. Bởi “có người chỉ uống 1 ly thôi là tắc thở, nhưng có người uống 1 lít cũng không sao”.

Theo ĐB Ksor H’Bo Khăp, dự luật chưa đưa ra khái niệm thế nào là rượu, bia lậu, giả và cơ quan nào sẽ xác định được rượu bia giả, nhập lậu. Bởi ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số có lưu hành tỷ lệ rượu lậu, rượu giả khá nhiều. Đồng thời bà cho rằng, dự luật về rượu bia lần này cần phải sửa đổi lại nội dung trước khi nhấn nút thông qua.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.