| Hotline: 0983.970.780

Đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào ruộng lúa, lợi nhuận tăng 6,5 triệu đồng/ha

Thứ Hai 16/09/2024 , 13:36 (GMT+7)

KIÊN GIANG Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Biến rơm rạ thành phân bón

Thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) vừa thu hoạch vụ lúa hè thu 2024 với niềm vui trúng mùa, được giá, lợi nhuận thu được khá cao. Trong đó có ruộng sử dụng phân bón hữu cơ Growel M+ chứa các vi sinh vật có lợi, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ tại ruộng, bổ sung dinh dưỡng cho đất, năng suất đạt cao nhất lên đến 8,4 tấn lúa tươi/ha.

Ruộng lúa sử dụng phân bón hữu cơ Growel M+ chứa vi sinh có lợi giúp xử lý nhanh rơm rạ ngay tại ruộng, bổ sung dưỡng chất cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Ruộng lúa sử dụng phân bón hữu cơ Growel M+ chứa vi sinh có lợi giúp xử lý nhanh rơm rạ ngay tại ruộng, bổ sung dưỡng chất cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Đây là kết quả tại ruộng mô hình do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam thực hiện tại hộ ông Lê Tấn Đức.

Ông Đức cho biết, đây là vụ đầu tiên ứng dụng phân bón hữu cơ Growel M+ có bổ sung thêm vi sinh để xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, biến chúng thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ trả lại cho đất. Ban đầu làm cũng cảm thấy khá lo nhưng kết quả mang lại đã giúp ông yên tâm, sẵn sàng đầu tư làm trong các vụ lúa tiếp theo. 

Ông Tạ Duy Linh, đại diện phòng Sale and Marketing (Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam) cho biết, để xử lý rơm rạ tại ruộng, nông dân sử dụng 200kg phân bón hữu cơ Growel M+ có bổ sung thêm vi sinh bón lót sau khi thu hoạch lúa. Đông thời tiến hành trục, xới và giữ môi trường ẩm ướt để vi sinh có điều kiện hoạt động tốt nhất. Sau khoảng 20 ngày, toàn bộ rơm rạ trên ruộng đã mềm nhũn, chuyển màu đen hoàn toàn, không còn khả năng gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa và trở thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ bổ sung cho đất.

Có được kết quả này là nhờ Growel M+ là sản phẩm hữu cơ hiện đại, cung cấp hàng chục loại khoáng hữu cơ tự nhiên và vi chất hiếm, giúp tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ngoài ra, Growel M+ chứa các vi sinh vật có lợi, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, ngăn ngừa ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ cây trồng mà còn giúp nâng cao hiệu quả canh tác.

Lợi nhuận tăng thêm 6,5 triệu đồng/ha

Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Hòn Đất - bà Nguyễn Thị Kim Tuyết theo dõi mô hình cho biết, nhờ ứng dụng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất lúa theo quy trình nên ruộng trong mô hình mang lại hiệu quả vượt trội so với bên ngoài. Việc bón lót phân bón hữu cơ Growel M+ đầu vụ, cùng với vi sinh phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất nên cây lúa phát triển khỏe ngay từ giai đoạn mạ.

Nhờ áp dụng quy trình bón lót phân bón hữu cơ kết hợp vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, chi phí cả vụ giảm mạnh, nhất là giảm số lần phun thuốc BVTV, hạ giá thành, tăng thêm lợi nhuận cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Nhờ áp dụng quy trình bón lót phân bón hữu cơ kết hợp vi sinh xử lý nhanh rơm rạ tại ruộng, chi phí cả vụ giảm mạnh, nhất là giảm số lần phun thuốc BVTV, hạ giá thành, tăng thêm lợi nhuận cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Ruộng bón phân hữu cơ Growel M+ cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh, nhiều rễ tơ hơn, lúa đẻ nhánh khỏe, nở bụi to, đặc biệt hạn chế sâu bệnh và cỏ dại đáng kể. Chi phí cả vụ giảm mạnh nhờ giảm lượng phân hoá học và số lần phun thuốc BVTV (giảm hơn 2 triệu đồng/ha), giảm công chăm sóc, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

Năng suất lúa ruộng mô hình (diện tích 3ha) đạt trung bình 8,4 tấn lúa tươi/ha, cao hơn ruộng đối chứng 600kg/ha. Lúa được bán tại ruộng ngay thời điểm thu hoạch với giá 7.800 đồng/kg, tổng thu hơn 65,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí nông dân lãi hơn 43 triệu đồng/ha, chênh lệch lợi nhuận khoảng 6,5 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.

Những năm gần đây, nông dân huyện Hòn Đất chủ yếu sản xuất giống lúa ĐS1 và vấn đề đau đầu là xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Do giống lúa này dài ngày nên khi thu hoạch để lại lượng rơm rạ tương đối nhiều, lại dai hơn các giống lúa ngắn ngày khác. Nếu thu gom để bán cho thương lái mang đi trồng nấm thì họ không mua. Còn đốt bỏ tại ruộng lại gây ô nhiễm môi trường, gây khói bụi và làm mất chất dinh dưỡng. Vì vậy, giải pháp ứng dụng vi sinh xử lý nhanh ngay tại ruộng là hữu hiệu nhất.

Xem thêm
Nâng tầm chăn nuôi vùng ven biển: [Bài 2] Đầu tư lớn cho trang trại ứng phó thiên tai

HẢI PHÒNG Là thành phố ven biển, hàng năm Hải Phòng hứng chịu hàng chục cơn bão, để ứng phó với thiên tai, các trang trại chăn nuôi cần đầu tư tương xứng để ứng phó.

Tăng tốc giải ngân hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh

Hơn 46 tỷ là số tiền Hà Tĩnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 4] Kết quả kiểm tra sức khỏe đất tỉnh Đồng Tháp và Hà Nam

Thạc sĩ Trương Xuân Cường - Phó trưởng Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất thông tin về kết quả kiểm tra sức khỏe đất tỉnh Đồng Tháp và Hà Nam.