| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 29/03/2019 , 08:02 (GMT+7)

08:02 - 29/03/2019

Đừng dồn nông dân đến tận cùng bởi những thông tin gây hoang mang

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long chia sẻ: Phải nói là đau xót! Vô cùng đau xót. Bởi vì con số thì vô tri, nhưng đằng sau con số vô tri là nhiều thân phận "biết nói". Đằng sau đó là nhiều gia đình lắm, nhiều con người lắm!

Những ngày vừa qua, dồn dập các thông tin kêu gọi tẩy chảy thịt lợn vì nguy cơ nhiễm dịch tả Châu Phi, nhiễm sán… Tôi vừa đọc được bài viết trên một tờ báo rằng lượng heo đổ về các chợ đã giảm còn 1/3 chỉ vì những thông tin "gây hoang mang" như thế.

Cuộc sống của họ sẽ đảo lộn thật với nhiều nỗi đau rất thật chứ không giống như những nút like ảo, nút share ảo trên mạng xã hội kia đâu. Tôi không dám hình dung nữa, nhưng chắc chắn sản lượng 2/3 lượng tiêu thụ bị mất đi kia sẽ sản sinh ra vô số máu và nước mắt. Những mâm cơm sẽ vơi đi 2/3, cơ hội đến trường giảm đi 2/3, và nỗi nhọc nhằn thì tăng đột biến.

Tại sao cộng đồng có thể vô cảm với nỗi đau của người nông dân như vậy? Và người tiêu dùng đương nhiên bị ảnh hưởng gián tiếp khi thị trường biến động. Chúng ta like dạo trên mạng được chứ đâu có bóc mấy cái like đó ra mà ăn hàng ngày được?

Nên khi nguồn cung thịt lợn giảm thì nguồn cung khác tự khắc phải tăng lên và kéo theo sự biến động tăng cao về giá cả. Vậy là "đánh" thẳng vào túi tiền của tất cả chúng ta đấy chứ còn gì nữa!

Đây không phải lần đầu tiên người nông dân bị dồn đến tận cùng bởi những thông tin “gây hoang mang” cho dư luận như thế. Trước đó, hẳn chúng ta vẫn không thể quên, chỉ một tin đồn vu vơ trên mạng xã hội ăn bưởi có chất gây ung thư, bà con vùng trồng bưởi rơi vào khốn đốn…

Có người hỏi tôi, phải chăng cơ quan quản lý nhà nước đã quá chậm khi để lọt những thông tin bất lợi như vậy? Theo tôi, đúng là quá chậm trễ. Và trong trường hợp này, cơ quan quản lý không thể vô can. Tôi không biết rốt cuộc thì trách nhiệm phải quy vào đâu cho đúng, nhưng phải có ai đấy đứng ra làm "đầu mối" giải quyết việc này đi chứ?

Với quan điểm của cá nhân tôi, tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần sửa luật để nâng hình phạt lên mức phạt tù cho tội tung tin giả. Hoặc nếu đánh vào kinh tế phải phạt thật nặng, dựa trên phần trăm thiệt hại mà việc lan truyền tin giả gây ra. Tôi biết đề xuất như thế này sẽ bị cư dân mạng lao vào ném đá nhưng tôi phải nói, vì mọi người đang quá thiếu ý thức và các hình thức mang tính răn đe hiện nay có vẻ như đã vô tác dụng mất rồi.

Thành lập ngay một tổ công tác ứng phó nhanh trên mạng xã hội và trao quyền cho họ cùng các cơ chế cần thiết để ứng phó với vấn nạn tin giả thế này. Tôi gợi ý tổ này cần thiết lập và duy trì mối quan hệ 24/7 gần gũi, thân thiết với nhóm fanpage, group, và các KOLs có ảnh hưởng trên mạng xã hội để hợp sức chiến đấu cùng tin giả một cách tức thời. Chứ cơ chế như hiện nay quá cũ kĩ không phù hợp trong thời đại bùng nổ thông tin như bây giờ nữa rồi.

Bên cạnh việc xử phạt người tung tin, phải xử phạt và có chế tài thật nặng với chính các đơn vị cung cấp nền tảng mạng xã hội như Facebook. Không thể để các đơn vị này đứng ngoài cuộc và vô can, núp dưới lý do "người dùng đăng tải" như vậy thêm nữa.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm