| Hotline: 0983.970.780

Dược thú y Cai Lậy 30 năm đồng hành cùng nhà nông

Thứ Tư 20/01/2021 , 09:03 (GMT+7)

Nhắc tới Dược thú y Cai Lậy, người nông dân thường truyền nhau câu “Thương hiệu bền lâu, nơi đâu cũng biết”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của MEKOVET tại Triển lãm thành tựu phát triển doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang. Ảnh: MKV.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của MEKOVET tại Triển lãm thành tựu phát triển doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang. Ảnh: MKV.

Thương hiệu thuốc thú y lâu đời tốp đầu Việt Nam

Dược Thú y Cai Lậy có thể chính là thương hiệu dược thú y đầu tiên và cũng là lâu đời tốp đầu của Việt Nam với 30 năm đồng hành cùng ngành chăn nuôi, thú y nước nhà.

Khởi điểm của Dược thú y Cai Lậy là Công ty Chăn nuôi Thú y Cai Lậy được thành lập năm 1990 trên cơ sở sát nhập Trạm thú y Huyện Cai Lậy và Liên hiệp Xí nghiệp chăn nuôi Huyện Cai Lậy (Tiền Giang).

Sau khi sát nhập, Công ty tiến hành cổ phần hóa, năm 2008 chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với thương hiệu MEKOVET (mã giao dịch: MKV). Cho tới nay, MEKOVET là doanh nghiệp dược thú y duy nhất của Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Với nhà máy tại tỉnh Tiền Giang, trong những năm đầu tiên thành lập, Dược Thú y Cai Lậy là niềm tự hào của ngành thuốc thú y Việt Nam, không chỉ được bà con nông dân tỉnh Tiền Giang yêu mến mà sản phẩm còn được tin dùng ở tất cả các tỉnh phía Nam.

“Nói tới dược thú y, nói tới Cai Lậy”, đó là câu cửa miệng của nhiều bà con nông dân ở thời điểm đó. Hiện nay, khi nói tới các sản phẩm dược thú y uy tín của người Việt, chắc chắn Dược thú y Cai Lậy - MEKOVET là cái tên gợi nhớ đầu tiên của người chăn nuôi.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (ngoài cùng, bên phải) trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho Ban Lãnh đạo MEKOVET. ẢNh: MKV.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (ngoài cùng, bên phải) trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho Ban Lãnh đạo MEKOVET. ẢNh: MKV.

Bước hợp tác lịch sử

Năm 2011, trước quy định mới của Bộ NN-PTNT, tất cả các nhà máy sản xuất thuốc thú y phải đáp ứng tiêu chuẩn thực hành tốt (GMP) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có rất nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y nhỏ lẻ bị xóa sổ vì không đủ tiềm lực để đáp ứng quy định này.

Năm 2012, MEKOVET có quyết định lịch sử đó là hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Austfeed Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Mavin). Với sự tiếp sức của cổ đông chiến lược Austfeed Việt Nam, một năm sau đó, Công ty đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP - WHO, gồm 4 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động với tổng giá trị trên 100 tỷ đồng.

Dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của WHO trong sản xuất thuốc thú y, không chỉ là tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt - GMP” mà còn đáp ứng được cả các tiêu chuẩn “Thực hành bảo quản tốt - GSP” và “Thực hành Kiểm nghiêm tốt - GLP”. Công ty cũng nhập khẩu hệ thống máy móc hiện đại từ Mỹ, Nhật, Anh, Hà Lan như: máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy quang phổ tử ngoại khả biến…

Nhà máy đạt chuẩn, máy móc hiện đại tối tân là cơ sở quan trọng để MEKOVET vươn lên một tầm cao mới, đảm bảo có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, ổn định không những đáp ứng cho ngành chăn nuôi trong nước mà còn sẵn sàng xuất khẩu sản phẩm ra các nước khác trong tương lai.

Hiện MEKOVET đang là 1 trong số ít các công ty thuốc thú y tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về GMP, GSP, GLP và là 1 trong 10 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y lớn nhất. Sản phẩm nhiều năm liền đạt các giải thưởng uy tín như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Bông Lúa vàng – Thương hiệu vàng chất lượng”…

Sản phẩm MEKOVET hiện đã được phân phối rộng rãi tại Việt Nam và đã chinh phục các thị trường Lào và Campuchia. Ảnh: MKV.

Sản phẩm MEKOVET hiện đã được phân phối rộng rãi tại Việt Nam và đã chinh phục các thị trường Lào và Campuchia. Ảnh: MKV.

Sáng tạo trong chiến lược kinh doanh

Ông Đỗ Văn Tài, Giám đốc điều hành MEKOVET cho biết: “Người ta cứ nghĩ rằng, thừa heo hay heo có bệnh dịch ngành thú y sẽ bán được nhiều sản phẩm. Nhưng thực tế ngược lại, hệ quả của thừa heo là giá bán heo giảm, thu không đủ bù chi người nông dân sẽ cắt giảm các chi phí trong đó chi phí đầu tiên là chi phí thuốc. Còn trong dịch bệnh, ngành chăn nuôi suy giảm đồng nghĩa với ngành thú y lao đao, không có heo thuốc thú y không bán được. Khác với các bệnh truyền nhiễm trên heo, dịch tả lợn Châu Phi (ASF) không có vắc xin phòng hay thuốc chữa đặc hiệu. Ngành chăn nuôi heo phải xác định sống chung với dịch không chỉ là trong năm 2019 mà còn là các năm tiếp theo”.

Xác định ASF sẽ là một cuộc chiến lâu dài của ngành chăn nuôi, MEKOVET đã điều chỉnh lại toàn bộ chiến lược kinh doanh ngay trong năm 2019 và 2020, tập trung 3 mũi nhọn chính: Đa dạng danh mục sản phẩm, mở rộng thị trường, đồng hành cùng khách hàng.

Ngay trong năm 2019, đội ngũ R&D của MEKOVET đã “trình làng” bộ 3 giải pháp gây tiếng vang trên thị trường, gồm 3 sản phẩm được ví như 3 lớp bảo vệ đàn heo khỏi Dịch tả heo Châu Phi: Lớp bảo vệ 1 - FORMAVET: phun sát trùng, đảm bảo an toàn sinh học; Lớp bảo vệ 2 - GLUCANVITA: nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch tự nhiên; Lớp bảo vệ 3 - CL-TYLVA 50: kháng sinh, ức chế hoạt động virus.

Bộ 3 giải pháp này được ứng dụng trước tại các trang trại của Tập đoàn Mavin và chứng hiệu quả rõ rệt. Từ cuối 2019, các sản phẩm này đã được giới thiệu rộng rãi cho người nông dân và được đánh giá cao về hiệu quả phòng chống ASF.

Bên cạnh đó, MEKOVET cũng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho gia cầm, thủy sản, thú cưng để giảm áp lực cho ngành thuốc cho heo trong bối cảnh giảm đàn vì ASF.

Hiện các sản phẩm của MEKOVET đang dần dần chiếm được niềm yêu mến của bà con nông dân Lào và Campuchia. Từ năm 2020, sản phẩm đã được phân phối tại Campuchia thông qua các đại lý bán thức ăn chăn nuôi của Mavin.

Trong khi đó, ở thị trường trong nước, bên cạnh được sử sụng trong toàn bộ hệ thống trang trại của Tập đoàn Mavin (heo, gia cầm, thủy sản), sản phẩm MEKOVET đã được phân phối từ Nam ra Bắc, tại hàng trăm điểm đại lý thuốc thú y và đặc biệt là thông qua hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi rộng khắp của Tập đoàn Mavin.

Nhà máy hiện đại của MEKOVET, đạt tiêu chuẩn GMP - WHO của Tổ chức Y tế Thế giới, với 4 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động tổng giá trị trên 100 tỷ đồng. Ảnh: MKV.

Nhà máy hiện đại của MEKOVET, đạt tiêu chuẩn GMP - WHO của Tổ chức Y tế Thế giới, với 4 dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động tổng giá trị trên 100 tỷ đồng. Ảnh: MKV.

Ông Đào Mạnh Lương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy khẳng định: “Sứ mệnh của MEKOVET là trở thành người bạn thân thiết của người nông dân và góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam. Để hiện thực sứ mệnh này, MEKOVET đang từng ngày vun đắp các giá trị cho doanh nghiệp và cộng đồng, gồm: nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng nhân sự, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho người chăn nuôi, tiên phong đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, chia sẻ giúp đỡ dân cư trên địa bàn, hưởng ứng đề án tăng cường năng lực ngành thú y và phát triển ngành chăn nuôi của đất nước".

Thương hiệu lâu đời gắn bó với người nông dân, kết hợp với tiềm lực của cổ đông chiến lược Mavin - Tập đoàn hàng đầu về nông nghiệp tại Việt Nam đã và đang chắp cánh cho MEKOVET bay cao và xa hơn trên hành trình phát triển. Một kế hoạch táo bạo đã được MEKOVET kích hoạt cho giai đoạn 5 năm tới, gồm: trở thành thương hiệu thuốc thú y được yêu mến nhất Việt Nam, mạng lưới phân phối mở rộng tại khu vực Đông Dương, xây dựng hình ảnh thương hiệu thuốc thú y chất lượng cao - tin cậy - chia sẻ trong lòng người nông dân đúng như câu nói “Thương hiệu bền lâu, nơi đâu cũng biết”.

Nhờ những cống hiến cho ngành Dược Thú y nước nhà, ngày 3/12/2020, Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy đã nhận Quyết định số 4890/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tặng thưởng Bằng khen cho Công ty, ghi nhận những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Dược Thú y, góp phần phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm