| Hotline: 0983.970.780

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội

Thứ Ba 03/12/2019 , 13:05 (GMT+7)

Những hàng hóa độc đáo sẽ trưng bày tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội diễn ra từ ngày 14-17/12.  

Festival do Bộ NN-PTNT và UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức tại khu hội chợ triển lãm số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đây là một trong những sự kiện nổi bật của thành phố nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, Festival còn là nơi tụ hội của những nghệ nhân làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Hà Nội và các tỉnh thành phố khác để cùng giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm.

Với quy mô khoảng hơn 300 gian hàng trưng bày, giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng theo các khu: Khu vực giới thiệu máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; Khu vực giới thiệu các sản phẩm tiềm năng đăng ký tham gia OCOP thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành khác.

Nhà lan công nghệ cao với các giống hoa mới.

Bên cạnh đó, còn có khu triển lãm Hà Nội 4 mùa hoa; Khu trưng bày cây cảnh; Khu sản phẩm làng nghề; Khu vực trình diễn tay nghề… Ngoài ra, trong khuôn khổ Festival còn diễn ra hội nghị kết nối theo chuỗi và hội thảo chuyên đề về phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái.

Để chuẩn bị cho Festival, trong những ngày này ông Nguyễn Xuân Đại - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cùng các cán bộ đã đi kiểm tra một số mô hình nông nghiệp và làng nghề tiêu biểu tham gia Festival.

Tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả - nơi trong 5 năm trở lại đây đã áp dụng biện pháp xử lý phân hóa mầm hoa tại chỗ cho hiệu quả xử lý cao hơn hẳn và giảm lượng hao hụt do vận chuyển.

Năm 2019, Trung tâm đã tiến hành xử lý phân hóa mầm hoa cho hơn 600.000 cây lan hồ điệp 18 tháng tuổi gồm cả cây của các doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ nông dân, đã có trên 98% số cây xuất hiện mầm hoa đạt chuẩn.

Ông Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho hay tại Festival sắp tới đơn vị đã làm một nhà lưới nhỏ có thể vận chuyển đi được với đầy đủ các thiết bị bên trong vận hành bình thường để cho bà con xem.

Thứ nữa sẽ trình diễn các giống hoa mới, kỹ thuật mới bên cạnh kiểu 4.0 tự động hóa, điều khiển mọi thứ từ xa qua điện thoại thông minh sẽ có cả những kỹ thuật thông thường cho đa số nông dân có thể ứng dụng được. Cuối cùng là trình diễn liên kết 4 nhà và cả người tiêu dùng thành một chuỗi khép kín.

Nghệ nhân Trần Đức Tân đang giới thiệu sản phẩm gốm men ngọc.

Tại Bát Tràng huyện Gia Lâm - một làng nghề có tuổi đời hơn 500 năm với khoảng 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ với tổng giá trị mỗi năm ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng, đoàn đã đến thăm xưởng của hai vợ chồng nghệ nhân Trần Đức Tân và Nguyễn Thị Thu Hằng.

Ngoài men rạn, men lam truyền thống họ sẽ mang đến Festival bộ sản phẩm mang hơi thở hội nhập mới mang tên suối ngọc - một thứ men “động” biểu tượng cho sự khởi nguồn và thư giãn. Mỗi sản phẩm khi nhìn vào người xem có thể tưởng tượng ra một bầu trời, một biển khơi, một cồn đá hay một dòng suối mát. Chất men độc quyền đó làm nền để viết lên những câu thư pháp về danh ngôn, đạo lý sống bằng tiếng Việt và có thể bằng cả tiếng Anh nếu khách nước ngoài có nhu cầu. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.