| Hotline: 0983.970.780

Forbes vinh danh PVCFC Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam

Thứ Ba 14/12/2021 , 17:55 (GMT+7)

Tại lễ vinh danh 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam 2021, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) là đại diện cho ngành sản xuất kinh doanh phân bón.

Ngày 09/12/2021 tại Gem Center, Forbes Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh doanh 2021 quy tụ hơn 200 khách mời là các lãnh đạo cấp cao, chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chiến lược. Trong khuôn khổ chương trình, lễ vinh danh 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021 cũng đã diễn ra. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) là đại diện tiêu biểu cho ngành sản xuất kinh doanh phân bón.

Sức bền thương hiệu lớn trước cơn bão dịch bệnh

Tổ chức trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh Covid-19 thách thức mọi nền kinh tế “cổ thụ”, diễn đàn kinh doanh mang chủ đề “Con đường phía trước” phân tích thực trạng sức khỏe kinh tế xã hội thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

Theo đó, nước ta hiện có mức tăng trưởng thấp nhất trong 20 năm qua. Tuy nhiên, trong bức tranh ám màu vẫn có những tia sáng từ lớp doanh nghiệp thực lực, biết linh hoạt trong biến động, nắm bắt và vận dụng hiệu quả để bước tiếp ở tương lai.

Forbes vinh danh PVCFC Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Duyên.

Forbes vinh danh PVCFC Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Duyên.

Tạp chí uy tín danh tiếng Forbes dựa trên các tiêu chí bình chọn, xét tặng đã phần nào chứng minh sức mạnh của thương hiệu lớn. Tiềm lực nổi trội, bản lĩnh đương đầu cùng khả năng ứng phó đã giúp Phân bón Cà Mau tiếp tục phát triển ổn định, kiến tạo thêm nhiều giá trị và không ngừng tăng trưởng lợi ích cho khách hàng, cổ đông đồng hành.

Giải thưởng “Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021” đã ghi nhận thành tích của thương hiệu phân bón đầu ngành có nền tảng vững vàng, có sức bền vượt khó khăn và sức bật tốt để bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

PVCFC hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Forbes áp dụng toàn cầu và phù hợp đặc thù Việt Nam. Đó bao gồm các tiêu chí định lượng như: Tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC cũng như tăng trưởng EPS trong 5 năm kể từ 2016.

Forbes Việt Nam cũng đã tiếp tục điều tra định tính để đánh giá về mức phát triển bền vững của Phân bón Việt Nam. Theo đó, vị thế đầu ngành xác lập qua hơn 10 năm phát triển phục vụ, nguồn gốc lợi nhuận minh bạch, rõ ràng và có hệ thống, chất lượng quản trị không ngừng được cải cách nâng cao nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ và đổi mới tư duy….

Hiệu quả kinh doanh của Phân bón Cà Mau luôn có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm, vững vàng thị phần truyền thống trong nước, mở rộng ra khu vực, gia nhập sân chơi quốc tế, hứa hẹn triển vọng vươn xa góp phần nâng tầm nông nghiệp nước nhà trên đấu trường thế giới.

PVCFC còn được Tạp chí danh tiếng nhìn nhận về vai trò với cộng đồng xã hội thông qua chuỗi hoạt động đồng hành liên tục, ý nghĩa đầy nhân văn. Forbes đánh giá cao về nhận thức trách nhiệm của Công ty, nỗ lực duy trì sứ mệnh một doanh nghiệp luôn hướng đến phát triển bền vững là lấy con người, cân bằng hài hòa quyền lợi là tôn chỉ phấn đấu.

Phát triển vì cộng đồng và người đồng hành

Thập niên qua, hành trình san sẻ yêu thương được Phân bón Cà Mau thắp lên khắp chiều dài đất nước. Hơn 400 tỷ đồng thực hiện an sinh xã hội đã được trao đi cùng mong mỏi trợ sức, tiếp thêm động lực, niềm tin tưởng phấn đấu vì ngày mai tươi sáng hơn.

Hành trình san sẻ yêu thương được Phân bón Cà Mau thắp lên khắp chiều dài đất nước với hơn 400 tỷ đồng để thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Ảnh: Ngọc Duyên.

Hành trình san sẻ yêu thương được Phân bón Cà Mau thắp lên khắp chiều dài đất nước với hơn 400 tỷ đồng để thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Ảnh: Ngọc Duyên.

Năm 2021 đặt chướng ngại lên mọi mặt kinh tế đời sống khiến hàng triệu doanh nghiệp phá sản hoặc lâm nguy. Ngành sản xuất kinh doanh phân bón cũng đối diện với bối cảnh khó khăn chung của bà con. Trong khi tác động của đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp nặng nề, giá đầu vào tăng vọt dẫn đến giá bán tăng, chuỗi cung ứng đứt gãy, tiêu thụ sụt giảm so với mọi năm…

Phân bón Cà Mau luôn kiên định tôn chỉ hoạt động, đặt lợi ích khách hàng trên hết để bền chí vượt chướng ngại hoàn thành mục tiêu kế hoạch, phát triển ổn định, kiến thiết nhiều hơn nữa giá trị hữu ích cho quê hương, cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

PVCFC tiếp tục đẩy mạnh định hướng phát triển trong thời kỳ mới, trong đó đẩy mạnh hơn việc đa dạng hóa các dòng phân bón chất lượng cao ứng dụng công nghệ nhưng giá thành hợp lý phục vụ bà con trong nước. NPK Cà Mau đã chính thức cho ra mắt trọn bộ công thức một hạt trên dây chuyền hiện đại, cung ứng sản lượng tăng dần lên qua từng năm, cao nhất có thể lên đến 300.000 tấn sản lượng mỗi năm. Bộ sản phẩm “Hạt Ngọc Mùa Vàng” tiếp tục phát huy vai trò trong nền nông nghiệp xanh bền vững bên cạnh các dòng hữu cơ đón đầu xu hướng, giúp đất giàu, cây khỏe….

Danh hiệu Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021 thay cho lời khẳng định, cam kết của Phân bón Cà Mau đến quý cổ đông, nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh và sự phát triển ổn định dài lâu.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm