| Hotline: 0983.970.780

Ford đặt mục tiêu không sử dụng nước trong sản xuất

Thứ Tư 24/03/2021 , 10:09 (GMT+7)

Hiện có khoảng 2,2 tỷ người trên thế giới không được sử dụng nước uống sạch, Ford đặt ra mục tiêu không sử dụng nước ngọt trong hệ thống sản xuất toàn cầu.

Theo khảo sát thì trong 8 tỷ người trên trái đất nhưng chỉ có khoảng 1% lượng nước sạch trên trái đất có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Phần lớn lượng nước ngọt còn lại đã bị đóng băng hoặc nằm sâu trong các mạch nước ngầm khó tiếp cận, trong khi đó khoảng 97% còn lại là nước mặn.

Ngay từ hai thập kỷ trước, Ford đã đặt mục tiêu đáng kinh ngạc là giảm 72% lượng tiêu thụ nước trong quá trình sản xuất mỗi chiếc xe. Đến năm 2013, Ford đã tiết kiệm được hơn 10 tỷ gallon nước (38 tỷ lít nước). Nói một cách dễ hiểu hơn, con số đó tương đương với 15.000 bể bơi thi đấu; hoặc bằng lượng nước chảy qua thác Niagara trong 3 tiếng 40 phút.

Mức tiết kiệm nước ngọt của Ford tới năm 2013.

Mức tiết kiệm nước ngọt của Ford tới năm 2013.

Mặc dù đã có một mục tiêu đáng ngưỡng mộ, Ford đã cố gắng làm được nhiều hơn thế bằng cách đặt cho mình một mục tiêu dài hạn đầy khát vọng, đó là ngừng hoàn toàn việc sử dụng nước ngọt trong quy trình sản xuất.

Trung tâm Công nghệ và Kinh doanh Toàn cầu của Ford (GTBC) tại Chennai (Ấn Độ) - khai trương vào năm 2019 - đã nhận được xếp hạng Bạch kim về công trình xanh khi ra mắt; chứng nhận cao nhất dành cho các công trình bền vững. Chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu này không chỉ bao gồm các yếu tố về bảo tồn nước mà còn về thiết kế, kiến trúc và tài nguyên vật liệu xây dựng bền vững; bảo tồn năng lượng bao gồm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; chất lượng môi trường trong nhà; sự đổi mới và phát triển.

Đối mặt với những thách thức từ hạn hán theo mùa đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước, các cơ sở sản xuất khác nhau đã áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nước ngọt, cũng như tìm kiếm các nguồn nước thay thế, vì ngay cả những khu vực dồi dào nguồn nước đôi khi cũng có thể gặp phải tình trạng khan hiếm nước.

Tại Nhà máy Lắp ráp Động cơ và Phương tiện Chennai (VAEP) của Ford, mức tiêu thụ nước ngọt giảm xuống mức đáng kinh ngạc là 1,17 m3/xe - giảm so với mức 7,3 m3/xe ở thập kỷ trước. Khi đã xác định được nguồn nước thải xám thay thế để xử lý và sử dụng cho các hoạt động phi sản xuất, các quy trình sử dụng nước hiệu quả thông minh cho thấy khả năng tái chế gần như 100% nước thải công nghiệp để sử dụng tiếp.

Các nhà máy của Ford đều lắp đặt hệ thống xử lý lọc nước tái sử dụng.

Các nhà máy của Ford đều lắp đặt hệ thống xử lý lọc nước tái sử dụng.

Các nhà máy VAEP khác tại Ấn Độ của Ford như ở Sanand - nơi nổi tiếng về khan hiếm nước - tự hào có khả năng không xả nước ra môi trường, với ao thu nước mưa 110.000m3 được sử dụng để rửa pallet, tưới tiêu và với kế hoạch thay thế nước của tháp làm mát nhà xưởng bằng nước mưa. Trung tâm Ford GTBC cũng có thể tuyến bố không xả thải nhờ việc tái sử dụng 100% nước thải đã qua xử lý cho hệ thống bơm, trồng cây xanh và làm lạnh tháp tản nhiệt.

Tại Việt Nam, nhà máy Ford Hải Dương ngay từ những ngày đầu xây dựng năm 1996 đã được trang bị hệ thông lọc nước thải và trung bình mỗi năm đã xử lý được 50.000m3 nước. Lượng nước sạch sử dụng trong quá trình sản xuất đã được giảm thiểu 53% trong vòng 10 năm qua. Nước thải sản xuất và nước mưa được lọc RO và tái sử dụng cho nhiều hoạt động khác của nhà máy như trồng cây, vệ sinh nhà xưởng và tháp làm mát. Hệ thống lọc nước mới đang được lắp đặt với công nghệ Màng lọc sinh học MBR tiên tiến và dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 6/2021, giúp nhà máy Ford Hải Dương tiếp tục nâng cao khả năng tái chế nước.

Tại Thái Lan, cả hai nhà máy là Ford Thailand Manufacturing (FTM) và Liên minh Ô tô Thái Lan (AAT) đều nhận được một lượng nước tái chế nhỏ từ chính phủ để sử dụng cho việc làm vườn và làm vệ sinh.

Vào năm ngoái, Ford Nam Phi công bố ra mắt Project Blue Oval, một dự án năng lượng tái tạo phục vụ mục tiêu toàn cầu của công ty, đó là sử dụng 100% năng lượng tái tạo có nguồn gốc địa phương cho tất cả các nhà máy sản xuất vào năm 2035 và đạt được độ trung hòa carbon vào năm 2050. Trong giai đoạn đầu, việc xây dựng các nhà để xe hoạt động bằng năng lượng mặt trời với sức chứa 4.200 xe tại Nhà máy lắp ráp Silverton sẽ là một bước tiến xa để nơi đây trở thành cơ sở tự cung cấp năng lượng và trung hòa carbon vào năm 2024. Đây sẽ là nhà máy Ford đầu tiên đạt được mục tiêu đó.

Một mục tiêu khác của dự án Blue Oval là tái sử dụng nước thải đã qua xử lý tại các nhà máy lắp ráp. Mục tiêu ngắn hạn sẽ là thu hồi 100% nước thải của cơ sở để tái chế và đưa đa lượng nước được xử lý quay lại vào quy trình sản xuất. Mục tiêu dài hạn sẽ là xác định và sử dụng các nguồn nước không ngọt để thay thế và loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nước ngọt trong sản xuất.

Đến năm 2020, Ford đã nỗ lực tiết kiệm 72% nước ngọt trong sử dụng sản xuất.

Đến năm 2020, Ford đã nỗ lực tiết kiệm 72% nước ngọt trong sử dụng sản xuất.

Không chỉ dừng lại trong khu vực sản xuất, Ford còn có các dự án bảo tồn nước sạch khác, tiêu biểu là việc cấp vốn cho dự án World Vision South Africa, cung cấp nước sinh hoạt đến các khu vực bị hạn hán của Vịnh Nelson Mandela ở Đông Cape. Ford cũng là một trong số ít công ty đạt “hạng A” về minh bạch trong công khai các báo cáo về môi trường (được công nhận bởi CDP). Với nguồn vốn từ Ford, dự án đã được trang bị máy tách nước từ khí quyển Watergen GEN-350 hiện đại, giúp chiết xuất nước uống sạch từ hơi ẩm trong không khí sử dụng ít năng lượng và có khả năng sản xuất 900 lít mỗi ngày.

Bà Caro Hosier, Giám đốc Bộ phận Bền vững, Môi trường và Kỹ thuật An toàn, Khối các thị trường quốc tế (IMG) của tập đoàn Ford chia sẻ: “Một số nhà máy sản xuất của Ford trên toàn cầu nằm trong những khu vực có vấn đề về tài nguyên nước, do đó chúng tôi có ý thức trách nhiệm hành động để bảo vệ một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của nhân loại. Dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc bảo tồn nước, Ford vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm những cách thức sáng tạo và hiệu quả mới".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm