Gắn phát triển du lịch với nuôi cá lòng hồ thủy điện
Thứ Hai 10/01/2022 , 16:14 (GMT+7)Bên cạnh việc tận dụng nguồn nước từ lòng hồ Thủy điện Bản Chát, nhiều HTX nuôi cá lồng ở huyện Than Uyên còn định hướng phát triển du lịch trải nghiệm thời gian tới.
Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội và nguồn vốn của Trung ương Đoàn, chị Lò Thị Dung, dân tộc Thái, ở bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đứng ra huy động thanh niên trong bản góp vốn và vay thêm vốn hỗ trợ từ Trung ương Đoàn để phát triển mô hình nuôi cá lồng.
Tốt nghiệp Trung cấp nông nghiệp, chị Dung chia sẻ, khó khăn lớn nhất ban đầu là vốn để đầu tư sản xuất, sau đó là nhiều thanh niên trong bản không tin tưởng có thể tận dụng mặt nước lòng hồ để nuôi cá. Sau một năm nuôi, lồng cá đầu tiên đã cho hiệu quả, vì thế việc vận động thanh niên mới dễ dàng hơn. Đến nay hợp tác xã đã huy động được hơn 20 thành viên tham gia, với 12 lồng cá lăng, trắm, chép...
Hiện là Giám đốc HTX Thanh niên Thẩm Phé, chị Dung cho biết, diện tích nuôi cá lồng của gia đình và các thành viên tăng dần theo từng năm, với thu nhập trung bình một người khoảng 10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh bán sản phẩm theo kiểu truyền thống, chị còn nghiên cứu phát triển thêm du lịch tại khu vực lòng hồ Thủy điện Bản Chát.
Huyện Than Uyên nằm giữa một thung lũng lớn khép kín giữa hai dãy núi Phan Xi Păng và Púng Luông. Thiên nhiên kiến tạo cho địa phương một hệ thống sông suối chằng chịt, độ dốc lớn. Trong đó, sông Nậm Mu chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 160 km, và được xem là nguồn năng lượng thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ ở địa phương.
Khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, chính quyền các xã trên địa bàn huyện Than Uyên đã định hướng thanh niên khởi nghiệp phát triển kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay huyện có 2 thủy điện lớn là Bản Chát (công suất 220 MW) và Huội Quảng (công suất 520 MW).
Với tiềm năng diện tích lòng hồ của 2 thủy điện, huyện đã khuyến khích nhân dân các xã cạnh lòng hồ thủy điện phát triển giao thông đường thủy, du lịch lòng hồ và đặc biệt tổ chức nuôi cá lồng nhằm tăng sản lượng thủy sản trên địa bàn, giải quyết việc làm cho nhân dân và hình thành chuỗi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
Những thanh niên lập nghiệp như chị Dung đều được chính quyền tạo điều kiện tối đa về đất đai và hỗ trợ các nguồn vốn vay. Từ diện tích đồi trọc, bãi đất trống và vùng nước lòng hồ thủy điện mênh mông, sự sáng tạo của tuổi trẻ đã tạo nên hàng trăm mô hình kinh tế hiệu quả.
Những mô hình phát triển kinh tế dưới hình thức liên kết các thành viên HTX là thanh niên ở Than Uyên đã mang lại hiệu quả thiết thực, với các sản phẩm OCOP mang thương hiệu "HTX thanh niên". Tháng 12/2020, HTX Thanh niên Thẩm Phé nhận chứng nhận OCOP của UBND tỉnh Lai Châu cho sản phẩm cá lăng sấy đặc sản dân tộc Khơ Mú.
Hiện nay, các doanh nghiệp, HTX nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đang trong quá trình tạo dựng và phát triển khởi nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, và phát triển du lịch văn hóa cộng đồng được xem là hướng phát triển bền vững, lâu dài.
Than Uyên đang có một lực lượng lao động dồi dào sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ và có khả năng tham gia các chương trình hợp tác về lao động với các tỉnh trong cả nước.
Một số cơ sở sản xuất đã phát triển theo hướng chuyên canh tại huyện Than Uyên như: HTX Thanh niên Ta Gia với mô hình nuôi cá lồng; HTX Thanh niên Mường Mít với mô hình nuôi cá lồng, thủy cầm; HTX Thanh niên Mường Than với mô hình nuôi lợn; HTX Thẩm Phé - Mường Kim với mô hình cá lồng, cá sấy, HTX nông nghiệp Mường Kim với mô hình nuôi lợn rừng, gà ta...
Thời gian tới huyện tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi từ mô hình xây dựng cơ bản sang đầu tư lĩnh vực nông nghiệp; chủ động mời các nhà khoa học, nghiên cứu các đề tài, mô hình ứng dụng vào điều kiện thực tế của địa phương để đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp.
Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời
11 năm qua, các bạn trẻ của Nhóm Cá Chép luôn có mặt mỗi dịp Tết ông Táo, hỗ trợ người dân thả cá với thông điệp 'Thả cả đừng thả túi nilon'.
Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết
Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam
Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.
Bình minh trên những đầm rươi
Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.
Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.