| Hotline: 0983.970.780

Gắn phát triển kinh tế với chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

Thứ Tư 17/08/2022 , 16:27 (GMT+7)

TS. Vũ Phương Ly, Chuyên gia chương trình UN Women đưa ra 7 khuyến nghị để thúc đẩy nguồn lực tài chính cho bình đẳng giới tại Việt Nam.

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của hầu hết quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội phát triển bền vững. Tại Việt Nam, với mong muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, bình đẳng giới càng trở thành một thành tố không thể thiếu trong kế hoạch phát triển chung của đất nước.

TS. Vũ Phương Ly của Tổ chức UN Women Việt Nam tham luận tại hội thảo.

TS. Vũ Phương Ly của Tổ chức UN Women Việt Nam tham luận tại hội thảo.

Việt Nam đã có những bước tiến trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới, nhưng vẫn gặp những rào cản nhất định. Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu: Việt Nam đang đứng thứ 87 trên tổng số 153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới; Thu nhập của nữ giới ít hơn trung bình 3 triệu đồng so với nam giới mỗi năm; Tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3%; Phụ nữ dành nhiều hơn khoảng 14 giờ mỗi tuần so với nam giới để thực hiện công việc chăm sóc không lương.

Để vượt qua "điểm nghẽn", TS. Vũ Phương Ly, Chuyên gia chương trình UN Women Việt Nam cho rằng cần có những cơ chế, chính sách thúc đẩy nguồn lực tài chính cho bình đẳng giới.

Cụ thể, việc thực hiện ngân sách có trách nhiệm giới cần thu hút sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan như cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên, khối viện nghiên cứu, tổ chức/cá nhân tài trợ, đồng hành.

Ngoài ra, bà Ly còn đề xuất việc "luật hóa" các quy định pháp luật liên quan tới bình đẳng giới. "Tại Việt Nam, ngân sách có trách nhiệm giới chưa được đề cập rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, khung chính sách và pháp luật hiện hành chủ yếu tập trung vào các hoạt động cụ thể là bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, thay vì lồng ghép giới vào nhiều lĩnh vực", bà nói.

Chuyên gia UN Women cũng chỉ ra, rằng hiện Việt Nam chưa có quy định về thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới trong xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước; chưa có hướng dẫn, chỉ tiêu cụ thể khi ưu tiên phân bổ ngân sách cho mục tiêu bình đẳng giới...

Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện LIGHT chia sẻ về phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện LIGHT chia sẻ về phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu là tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Với mong muốn chiến lược đi sâu hơn vào cuộc sống, TS. Vũ Phương Ly đưa ra 7 khuyến nghị. Trong đó, bà nhấn mạnh vào công tác thiết lập quy định mang tính bắt buộc về thực hiện phân tích giới và lồng ghép giới trong quá trình thực hiện, đánh giá kế hoạch về ngân sách của các cấp, các ngành.

"Cần sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương với Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới", bà Ly nhấn mạnh. 

Chung quan điểm, bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện LIGHT nêu quan điểm, rằng trong bối cảnh các nguồn tài trợ có xu hướng giảm, Việt Nam cần phát huy nguồn lực nội tại để thực hiện các mục tiêu quốc gia, các cam kết quốc tế, bao gồm cả những vấn đề bình đẳng Giới.

"Ngoài phân định rõ vai trò của từng bên, chúng ta cần sự điều phối, hợp tác, phát huy tiềm năng và thế mạnh của tất cả các bên. Đó là cơ sở để tìm hiểu sâu hơn các khía cạnh của ngân sách có trách nhiệm giới, các thách thức và cơ hội trong bối cảnh hiện nay", bà Giang bày tỏ.

Bình đẳng giới cần được xem như một mục tiêu, một thành tố trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bình đẳng giới cần được xem như một mục tiêu, một thành tố trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hơn 100 đại biểu dự Hội thảo "Tăng cường nguồn lực tài chính trong nước để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam" ngày 17/8 nêu ý kiến về một số vấn đề khác như: áp dụng ngân sách có trách nhiệm giới, đảm bảo nhu cầu của phụ nữ, nam giới được xem xét đầy đủ trong toàn bộ chu trình ngân sách.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ: “Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình, nhiều nhà tài trợ đã giảm các hỗ trợ tài chính cho bình đẳng giới, việc đảm bảo và huy động nguồn tài chính trong nước là vô cùng cấp thiết".

Trong những năm qua, UN Women đã vận động và giới thiệu một số công cụ để đưa vấn đề bình đẳng giới vào các chính sách kế hoạch và tài chính của quốc gia trong quá trình thực hiện tăng trưởng bền vững. 

Đầu tháng 6/2022, UN Women phối hợp Đại sứ quán Australia công bố dự án trị giá 1,5 triệu USD, nhằm hỗ trợ phục hồi và ứng phó cho phụ nữ dễ bị tổn thương ở TP.HCM và tỉnh Tiền Giang chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.