| Hotline: 0983.970.780

Ghi nhận tại hạ nguồn Đăk Kar: Đập chưa vỡ, dân đã khốn đốn!

Thứ Sáu 09/08/2019 , 14:02 (GMT+7)

Theo ghi nhận của NNVN ngày 9/8, người dân vùng hạ nguồn thủy điện Đăk Kar đang phải vật lộn với mưa lũ nhiều ngày qua, thiệt hại đã rất lớn...

Trong trường hợp công trình thủy điện Đăk Kar rơi vào tình huống xấu nhất (vỡ đập), dự báo thiệt hại sẽ vô cùng nghiêm trọng.

 Cầu sắt Sơn Lang bắc qua sông Lấp bị gãy và cuốn trôi theo dòng nước.

Theo ông Vũ Xuân Thủy, Q.Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước, trước tình huống nguy hiểm liên quan đến đập thủy điện Đăk Kar, cơ quan chức năng liên tục chỉ đạo các đơn vị liên quan về các vùng sung yếu, nguy hiểm, đặc biệt là  các vùng sung yếu thuộc hạ nguồn đập thủy điện Đăk Kar theo dõi và đưa ra những phương án, biện pháp triển khai kịp thời đảm bảo an toàn về người và tài sản cho bà con nhân dân.

Nhà dân bị sạt lở, nứt toác sau 3 ngày mưa lớn.

Do mưa lớn liên tục, nhiều khu vực thuộc hạ nguồn thủy điện Đăk Kar bị ngập úng cục bộ; các tuyến sông, suối nước dâng nhanh khiến nhà dân bị ngập úng, thiệt hại nhiều tài sản..

Vườn rẫy tại xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng bị nước mưa gây sạt lở, nứt toác.

Theo ông Vũ Xuân Thủy, tính đến ngày 9/8 mưa lũ đã cuốn phăng cầu treo Sơn Lang; 1 cống nước vào công ty Phương Đông Xanh, cuốn trôi hoàn toàn 7 căn chòi rẫy; 4 căn nhà bị ngập sâu 3 mét đến 5 mét; sạt lở 3 căn nhà; ngập nước, cuốn trôi khoảng 13 ha cà phê, 7 ha điều, cao su và 3 ha cây ăn trái các loại; chết 1 con trâu, 2 ao cá bị ngập. Ước tổng thiệt hại chỉ riêng tại xã Phú Sơn lên đến 7 tỷ đồng.

Chính quyền địa phương đang nỗ lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiện UBND tỉnh Bình Phước cũng đã phát thông báo trên tin nhắn điện thoại đến toàn bộ người dân trong tỉnh và liên tục yêu cầu bà con nhân dân sinh sống vùng ven suối, vùng ngập lụt nguy hiểm chủ động di dời đến nơi an toàn, tránh thiệt hại về người và tài sản.

Xem thêm
Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở. Trấn Yên trồng sen làm du lịch. Thừa Thiên - Huế yêu cầu xây dựng lại cơ cấu cây trồng ứng phó khô hạn. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tìm lại ngôi vương.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Nuôi cua trong hộp nhựa: Thời gian nuôi ngắn, giá bán cao

TRÀ VINH Anh Trần Minh Nhật ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nuôi cua trong hộp nhựa sau một tháng có thể xuất bán với giá từ 500.000 đến 650.000 đồng/kg.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm