| Hotline: 0983.970.780

Giá cước container chưa có dấu hiệu giảm từ nay đến cuối năm

Thứ Hai 07/06/2021 , 10:49 (GMT+7)

Giá cước container đi châu Âu, Bắc Mỹ vẫn đang ở mức rất cao, thậm chí vẫn tăng lên và chưa thấy có dấu hiệu sẽ hạ trong những tháng tới.

Giá cước container vận chuyển đường biển vẫn tiếp tục tăng cao. Ảnh: TL.

Giá cước container vận chuyển đường biển vẫn tiếp tục tăng cao. Ảnh: TL.

Tuyến Á – Âu vượt ngưỡng 10.000 USD

Báo cáo mới đây về chỉ số container thế giới của Công ty tư vấn Drewry World, cho thấy, giá cước container vận chuyển đường biển đã chạm tới những mức kỷ lục mới.

Cụ thể, vào ngày 27/5, giá cước container (cont) từ Thượng Hải (Trung Quốc) đi Rotterdam (Hà Lan) đã lên tới mức 10.174 USD cho 1 container loại 40 feet (ft), tăng tới 485% so cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, đây là lần đầu tiên, giá cước container tuyến Á – Âu vượt ngưỡng 10.000 USD/cont. Nếu tính cả các khoản phụ phí khác mà các chủ hàng phải trả cho hãng vận tải biển, thì tổng cước phí cho 1 cont loại 40 ft từ Thượng Hải đi Rotterdam còn cao hơn nhiều.

Tuyến Thượng Hải đi Genoa (Ý) cũng đã tiến sát mốc 10.000 USD với 9.662 USD/feu (tương đương với 1 cont 40 ft), tăng 406%.

Giá cước container từ Thượng Hải đi Mỹ cũng đã tăng rất mạnh: Thượng Hải đi New York 7.147 USD/cont 40 ft, tăng 178%; Thượng Hải đi Los Angeles 5,742 USD/cont 40 ft, tăng 238%.

Chỉ số tổng hợp trung bình của WCI, được đánh giá bởi Drewry, cho đến nay là 5.243 USD cho mỗi container 40ft, cao hơn 3,348 USD so với mức trung bình trong 5 năm là 1,895 USD/container 40ft.

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong tháng 5/2021, Ngân hàng Thế giới và IHS Markit đã công bố Chỉ số hoạt động cảng container toàn cầu (CPPI) mới. Theo báo cáo này, Hơn 4/5 thương mại hàng hóa toàn cầu tính theo khối lượng được vận chuyển bằng đường biển. Trong đó, khoảng 35% tổng khối lượng và hơn 60% giá trị thương mại được vận chuyển bằng container.

Số liệu nói trên cho thấy việc giá cước container vẫn tiếp tục tăng cao đang ảnh hưởng lớn như thế nào tới thương mại toàn cầu. Trong khi đó, tình trạng tắc nghẽn ở các cảng vẫn đang tiếp tục căng thẳng. Nguyên nhân không chỉ do thiếu lao động vì phải giãn cách xã hội hay phong tỏa do dịch Covid-19, mà còn do nhu cầu nhập khẩu tăng rất mạnh ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn.

Cước container tuyến Á - Âu đã vượt mốc 10.000 USD. Ảnh: TL.

Cước container tuyến Á - Âu đã vượt mốc 10.000 USD. Ảnh: TL.

Theo dữ liệu do Công ty Panjiva công bố vào tháng 5/2021, hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển vào Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong tháng 4/2021.

Tổng lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong tháng 4/2021 ở mức 1.188.688 lô, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 25,3% so với đầu năm nay. Nhập khẩu hàng hóa đóng container ở mức 2.819.591 TEU (đơn vị tương đương 1 container 20 ft), tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước và 27,6% so với đầu năm 2021. Đặc biệt, trong tháng 3/2021, đã đánh dấu lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ vượt mốc 3 triệu TEU trong một lần tháng khi đạt 3.017.140 TEU.

Nhìn chung, tại Bắc Mỹ, sự bùng nổ nhập khẩu container không có dấu hiệu chậm lại, và mức độ tắc nghẽn tại các cửa khẩu container chính của Bắc Mỹ dự kiến ​​sẽ còn kéo dài ít nhất là cho đến mùa hè.

Do tình trạng tắc nghẽn nói trên, các hãng tàu container vẫn giữ mức cước cao. Hapag-Lloyd gần đây đã công bố mức tăng cước chung (GRI). Điều này cho thấy giá cước không có dấu hiệu giảm tốc từ nay đến cuối năm.

Theo VASEP, tại Hội nghị cá ngừ thế giới năm 2021, Thue Barfod (người phụ trách về lĩnh vực thủy hải sản toàn cầu của hãng vận tải biển khổng lồ Maersk Line), cũng cho rằng cước vận chuyển cao vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Barfod cho biết, với thu nhập dư dả, những người ở nhà do Covid-19 tại nhiều thị trường trọng điểm đã chi tiêu nhiều hơn đáng kể cho hàng tiêu dùng như ti vi, điện thoại, quần áo, radio …, mà một phần lớn trong số đó được xuất khẩu từ châu Á. Thị trường hàng khô mới đang trở nên "siêu hot". Mà hàng khô lại sử dụng cùng loại container vận chuyển thủy hải sản, và đây là nguyên nhân quan trọng gây nên sự tăng giá container trong thời gian qua.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất