| Hotline: 0983.970.780

Giải cứu nông sản Hải Dương bày bán trên vỉa hè Hà Nội

Chủ Nhật 21/02/2021 , 12:55 (GMT+7)

Chỉ trong chưa đầy hai tiếng đồng hồ, 10 tấn cà chua, cà rốt được chuyển từ huyện Chí Linh (Hải Dương) lên bán ở vỉa hè Hà Nội đã được người dân mua hết.

Hai ngày trở lại đây trên đường Giải Phóng (Hà Nội) xuất hiện điểm bán nông sản giúp bà con nông dân ở vùng dịch Hải Dương.

Chị Ngô Thanh Thủy, người trực tiếp làm đầu mối bán nông sản giúp bà con ở Hải Dương cho biết chị từng mua nông sản ở huyện Kinh Môn (Hải Dương) để ủng hộ các bệnh viện dã chiến nên vừa qua có hợp tác xã ở Chí Linh đã đánh tiếng nhờ bán giúp.

“Tất cả đều là nông sản sạch, có giấy chứng nhận chất lượng”, chị Thủy nói và cho biết nhóm của chị làm việc không công và toàn bộ số tiền bán đều sẽ được chuyển trở lại cho bà con nông dân.

Trong hai ngày qua, nhóm của chị Thủy đã bán được khoảng 30 tấn nông sản, chủ yếu là rau và cà chua. “Chúng tôi sẽ tiếp tục bán cho tới khi bà con không còn nhờ nữa. Hiện có khoảng 4.000 tấn mới giải quyết được 300 tấn gửi đi các tỉnh thôi”, chị Thủy nói.

Trước khi được vận chuyển từ Hải Dương về Hà Nội, Nông sản, phương tiện vận tải được phun khử khuẩn 2 lần trên địa bàn Hải Dương, bao gồm ở hợp tác xã và chốt kiểm dịch. Khi xe đến chốt kiểm dịch Quế Võ, Bắc Ninh, nhóm ở Hà Nội sẽ cắt cử một xe khác về đấu nối, vận chuyển hàng đi. Hàng hoá, xe tiếp tục được khử khuẩn một lần nữa. Sau gần 36 tiếng cho quãng đường hơn 80 km, nông sản sẽ về đến Thủ đô.

Sáng 21/2, khoảng 10 tấn cà chua, cà rốt được xếp gọn trong những chiếc thùng từ Hải Dương về tới Hà Nội. Trong ngày, sẽ có thêm khoảng 15 tấn rau sẽ được chuyển xuống để chờ giải cứu.

5h sáng, nhiều người dân Hà Nội đi đường đã tranh thủ dừng xe để mua giúp bà con nông dân. Người ít thì vài cân, người nhiều thì một hai thùng. Giá của mỗi thùng cà chua được bán với giá 80 nghìn đồng. “Thật sự là quá rẻ, ngày thường nếu mua ở chợ thì không bao giờ có giá này”, bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ.

Một cửa hàng bán bún riêu cho hay đọc được thông tin giải cứu trên Facebook nên sáng đã ra sớm để mua giúp hai thùng cà chua khoảng 40 kg. "Mình hỗ trợ bà con gặp khó khăn thôi. Nhìn qua là biết nông sản sạch rồi vì nếu mà cà chua từ Trung Quốc thì quả sẽ rất to".

Theo thống kê của Hải Dương, hiện lượng hàng hoá tồn đọng trên địa bàn còn rất lớn. Trong đó, có 3.205 ha hành, 621 ha cà rốt và 261 ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá. Sản lượng ước tính khoảng 90.760 tấn. Hiện nay, khoảng 90% số cà rốt và 30% số rau bắp cải, su hào, su lơ, rau ăn lá của tỉnh được xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa.

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Ảnh 10:56

Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.

Bình minh trên những đầm rươi

Bình minh trên những đầm rươi

Ảnh 10:15

Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Ảnh 19:18

Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Ảnh 11:23

Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Ảnh 09:09

Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Ảnh 09:05

Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.

Xem thêm