| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp thông minh để phát triển cà phê bền vững

Thứ Sáu 22/05/2020 , 07:01 (GMT+7)

Hạn hán, dịch bệnh Covid-19 khiến giá cà phê chạm đáy. Đối mặt với những thách thức, nên tái canh cà phê trong thời điểm này là quyết định khó khăn và khó thực hiện.

Phân bón Đầu Trâu mùa mưa của Bình Điền. Ảnh: Phan Văn Tâm.

Phân bón Đầu Trâu mùa mưa của Bình Điền. Ảnh: Phan Văn Tâm.

Thời gian gần đây, giá cà phê chỉ dao động quanh mức 30.000 đồng/kg. Anh Đậu Minh Hoàng và nhiều bà con trồng cà phê ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chăm sóc cầm chừng để duy trì vườn cà phê là chủ yếu. Sản xuất cà phê đứng trước nguy cơ thiếu bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Sau thời gian dài, lạm dụng hóa chất trong canh tác để cây cà phê mang về hiệu quả năng suất khi giá bán ở mức cao, khiến đất suy thoái.

Hiện nay, khi giá cà phê chạm đáy, hiện trạng đầu tư ít, cầm chừng với các giải pháp kỹ thuật canh tác hạn chế vật tư, phân bón và nhân công chăm sóc khiến nhiều vườn cà phê dễ suy kiệt.

Thông tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định nếu ngành cà phê vượt qua khó khăn trong năm 2020, bước sang 2021 sẽ là năm tăng trưởng đột phá do nhu cầu được dự báo tăng mạnh khi các sự kiện văn hoá, thể thao lớn trên thế giới đồng loạt tổ chức trở lại.

Do vậy, việc đầu tư, chăm sóc vườn cà phê bền vững sẽ là giải pháp giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao ổn định cho nhà vườn. Hiện tại, một số nhà vườn cũng đã ý thức được điều này, nên mặc dù khó khăn, vẫn duy trì chế độ chăm sóc, bón phân cân đối cho vườn nhà.

Các nhà khoa học khuyến cáo, thời điểm khó khăn của tình hình giá cả và sự bất lợi của thời tiết ảnh hưởng, nhà vườn càng cần phải áp dụng qui trình canh tác phù hợp để vừa tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, vừa ứng phó với thời tiết bất thuận.

Quy trình canh tác thông minh này thể hiện đồng bộ ở nhiều yếu tố về giống, chế độ tưới nước và đặc biệt là chọn các dòng phân bón thông minh với các hoạt chất giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu.

Về chế độ nước tưới cho cây cà phê mùa khô. Trong điều kiện thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt là năm 2020, với nhiều dự báo mùa khô khắc nghiệt, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên khuyến cáo nhà vườn nên tham khảo chọn giải pháp tưới sao cho đạt hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.

Lượng nước tưới cần thiết và vừa đủ cho cây cà phê trong lần tưới đầu tiên là vào khoảng 400-450 lít/gốc. Những lần sau, bà con chỉ cần tưới từ 350-400 lít/gốc là vừa đủ. Tưới nhiều quá sẽ gây lãng phí nguồn nước, đồng thời tăng chi phí đầu tư. Trường hợp, tưới phun mưa thì lượng nước tưới vào khoảng 500-600 lít/cây là vừa đủ.

Đối với kỹ thuật tưới nước tiết kiệm là tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa tại gốc, nhà vườn cũng có thể kết hợp bón phân qua hệ thống tưới. Việc này giúp tiết kiệm đến 30-40% lượng phân bón. Vì vậy, giúp giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Về chế độ phân bón, các nhà khoa học khuyến cáo, bà con nên bón cân đối hữu cơ và NPK. Chọn các dòng sản phẩm chuyên dùng cho cà phê với thành phần bổ sung các hoạt chất thông minh, giúp cây tăng khả năng chống chịu và cung cấp khi cây cần. Điều này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Đối với cà phê kinh doanh bà con nên bón theo quy trình từ lúc sau khi thu hoạch của mùa khô của vụ trước đến khi cà phê cho trái vào mua mưa.

Cụ thể: Mùa khô nên bón Đầu Trâu niên vụ 2019-2020 với lượng từ 200 - 400kg/ha, bón 1-2 lần kết hợp với các đợt tưới nước.

Đầu mùa mưa: Bón Đầu Trâu tăng trưởng từ 600-800 kg/ha để giúp trái lớn nhanh.

Giữa và cuối mùa mưa: Bón 2 lần bằng Đầu Trâu chắc hạt hoặc NPK 16-8-16-13S hoặc Đầu Trâu mùa mưa niên vụ 2020 với lượng bón từ 600-800 kg/ha/lần. 

Chú ý: Bà con nên chú ý vườn cà của nhà mình mà quyết định bón lượng thấp hoặc cao theo quy trình.

 

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Các mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi cần được hưởng mức thuế chung 1%

Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất, kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bình luận mới nhất