| Hotline: 0983.970.780

Giảm nghèo về tinh thần cho đồng bào miền núi

Thứ Tư 11/10/2023 , 10:01 (GMT+7)

Huyện nghèo An Lão (Bình Định) không chỉ lo giảm nghèo về vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn lo giảm nghèo về đời sống tinh thần của bà con…

Thôn bản khởi sắc

Những ngày về công tác tại huyện An Lão (Bình Định), địa phương có hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, rong ruổi về các bản làng vùng sâu, chúng tôi không thể không ngạc nhiên khi nhìn thấy những căn nhà được xây dựng khang trang, bề thế trông như ở dưới phố, bên cạnh là căn nhà sàn truyền thống vẫn được chủ nhà lưu giữ.

Cùng chị Đinh Thị Phúc, cán bộ nông nghiệp xã An Trung (huyện An Lão), đi thực tế, về thôn 8 xã An Trung, vào nhà ai cũng thấy “nhà không vườn trống”, không 1 bóng người, thi thoảng mới thấy vài em nhỏ. Chị Phúc chia sẻ: “Ban ngày ít khi bà con có ở nhà, họ vào rẫy làm đến chiều tối mới về. Bà con ở đây chăn nuôi, trồng rừng rất giỏi. Thu nhập từ chăn nuôi heo bản địa (heo đen) bà con dồn đầu tư cho rừng trồng. Đến chu kỳ khai thác rừng trồng bà con cầm được số tiền lớn nên nhiều hộ xây dựng được nhà cửa khang trang”.

Đường giao thông nông thôn ở các địa phương vùng sâu, vùng xa huyện An Lão (Bình Định) được bê tông hóa. Ảnh: V.Đ.T.

Đường giao thông nông thôn ở các địa phương vùng sâu, vùng xa huyện An Lão (Bình Định) được bê tông hóa. Ảnh: V.Đ.T.

Theo anh Phạm Minh Tâm, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện An Lão, hiện ở huyện này có 3.334 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Bana và Hrê với 12.196 nhân khẩu. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở An Lão trong những năm gần đây được nâng cao rõ rệt, nhờ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

“Thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số ở An Lão hiện đạt 24 triệu đồng/người/năm. Không chỉ đời sống vật chất được cải thiện, đời sống tinh thần của bà con trong những năm gần đây cũng có những đổi thay tích cực”, anh Tâm cho hay.

Theo ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện An Lão, trong những năm gần đây, ngoài tích cực giảm nghèo về vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, chính quyền địa phương còn tập trung lĩnh vực văn hóa, xã hội để nâng cao đời sống tinh thần cho bà con.

“Huyện An Lão đang từng bước hình thành mô hình câu lạc bộ phát huy văn hóa của 2 dân tộc Bana và Hrê. 40 thôn, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn từng bước được hỗ trợ, triển khai mô hình nói trên để nâng cao đời sống tinh thần cho bà con. Về lâu về dài, mô hình này sẽ đóng góp tích cực vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn”, ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện An Lão chia sẻ.

Mô hình nuôi gà thả vườn của người dân huyện An Lão (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Mô hình nuôi gà thả vườn của người dân huyện An Lão (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Cũng theo ông Lâm, từ đầu năm 2022 đến nay, huyện An Lão đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo như: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tham gia phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; hỗ trợ bảo hiểm y tế; miễn giảm học phí, học bổng, chi phí sinh hoạt và học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ nhà ở…

Những năm tới đây huyện An Lão sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã bố trí cụ thể từng danh mục và thực hiện các hoạt động duy tu bảo dưỡng theo quy định… góp phần hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã đặt ra.

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã An Toàn huyện An Lão (Bình Định) được nâng cao. Ảnh: V.Đ.T.

Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã An Toàn huyện An Lão (Bình Định) được nâng cao. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2022, huyện An Lão được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt danh mục hỗ trợ đầu tư 20 công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng kinh phí gần 62 tỷ đồng và duy tu bảo dưỡng 2 công trình với kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng, Sở Y tế  Bình Định cũng đặt trọng tâm vào đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú sinh sống trên địa bàn huyện An Lão.

Trong năm 2023, huyện An Lão được đầu tư xây dựng 2 chiếc cầu kết nối khu vực vùng với tổng kinh phí 98 tỷ đồng để bà con thuận tiện đi lại, kết nối giao thương.

“Trong 8 nguyên nhân và 12 thiếu hụt khiến cái nghèo bủa vây đồng bào dân tộc thiểu số ở An Lão có các yếu tố về tinh thần. Ví như các vùng sâu vùng xa nhiều thôn bản còn thiếu hoặc chưa được xây dựng hoàn thiện các công trình phúc lợi công cộng như công viên, sân chơi cho các cháu thiếu nhi. Nhiều hộ chưa có điện thoại thông minh gây cản trở cho công tác chuyển đổi số trên địa bàn”, ông Đỗ Tùng Lâm. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện An Lão, chia sẻ.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.