| Hotline: 0983.970.780

Giáo dục phải đào tạo ra những công dân tốt, những người con hiếu thảo

Thứ Năm 05/09/2019 , 11:05 (GMT+7)

Sáng 5/9, hơn 1,7 triệu học sinh TP.HCM cùng học sinh cả nước hân hoan chào đón năm học mới.

Năm học 2019-2020, số học sinh TP HCM tăng gần 76.000 em so với năm 2018, tăng nhiều nhất ở bậc THCS với gần 26.500 em, Tiểu học gần 21.800 em và THPT tăng gần 20.000 học sinh. Để đáp ứng được cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các em có môi trường tốt học tập, thành phố đưa vào sử dụng 1.476 phòng học.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới dự khai giảng, chúc mừng thầy, cô và trò học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận 7, TP HCM. Tại đây, Phó Thủ tướng đã đi thăm, trò chuyện với cán bộ, giáo viên nhà trường, các bậc phụ huynh và tham gia vào nghi thức đón học sinh của 7 lớp 1. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng các em học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lê Văn Tám bước vào năm học mới.
Nụ cười rạng rỡ của các em học sinh lớp 1 - bắt đầu một hành trình mới đang chờ đón các em.

Sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã đến trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) dự lễ khai giảng và gửi gắm những chia sẻ chân tình đến toàn thể thầy - trò của ngôi trường có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam (145 tuổi).

Bí thư Nhân thăm hỏi các thầy cô giáo trường THPT Lê Quý Đôn.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đất nước ta, thành phố chúng ta bước vào năm học mới, một năm có nhiều niềm tin vào tương lai của đất nước, của thành phố. Giáo dục phải đào tạo ra những công dân tốt, những người con hiếu thảo.

Theo ông Nhân, trường có thể đưa vào chương trình ngoại khóa dạy học sinh về trách nhiệm vai trò của mình đối với việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái. Sau bằng đại học, cao đẳng, các em cần phải có bằng làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ hạnh phúc.

Ông Nhân nhấn mạnh về tầm quan trọng của chất lượng con người quyết định sự phát triển của đất nước. Nhắn nhủ với thầy trò trường THPT Lê Quý Đôn, ông Nhân cho rằng, đây là ngôi trường THPT nhiều tuổi nhất thành phố, để bắt kịp thời đại công nghệ 4.0 thì phải phấn đấu giữ vững truyền thống văn hóa dân tộc.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai trường.
Nụ cười rạng rỡ của các nữ sinh ngày khai trường.
Các anh chị khối 11 chào đón các em học sinh khối 10.
Chăm chú lắng nghe lời dặn dò của thầy Hiệu trưởng.

Phát biểu tại lễ Khai giảng, ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn TP.HCM cho biết: Đây là năm học mà TP.HCM thực hiện đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh”, và trường THPT Lê Quý Đôn được chọn thực hiện  mô hình “Trường học thông minh”.

Các em là thế hệ thứ 145 dự lễ Khai giảng năm học tại một ngôi trường có bề dày lịch sử với truyền thống đáng trân trọng và tự hào. Ngôi trường được xây dựng trang thiết bị hiện đại, các em được học cách hội nhập quốc tế với hàng loạt hoạt động trải nghiệm thực tế, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt câu lạc bộ, được làm quen với ứng dụng công nghệ thông tin mới…

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.