| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Định hướng phát triển chăn nuôi sau dịch bệnh

Thứ Tư 08/07/2020 , 16:01 (GMT+7)

Dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19 đã tác động lớn đến quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng ngành chăn nuôi của Hà Giang.

Hà Giang đang đẩy mạnh tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi sau dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Phạm Văn Phú.

Hà Giang đang đẩy mạnh tái cấu trúc lại ngành chăn nuôi sau dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Phạm Văn Phú.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng đàn trâu của Hà Giang giảm trên 2,97% so với với cùng kỳ năm 2019; tổng đàn bò giảm 2,22%; đàn lợn giảm trên 6,8%; tổng đàn gia cầm giảm gần 3,12%... Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng tác động không nhỏ đến các loại vật tư phục vụ chăn nuôi, như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, khả năng tái đàn và quá trình kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi sau dịch bệnh, ngành NN-PTNT tỉnh Hà Giang đã đề ra các chính sách khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tiến hành rà soát lại các điều kiện thực tế để tái đàn lợn. Triển khai các biện pháp tái đàn theo qui định về an toàn sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi, tăng cường kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình phát triển chăn nuôi.

Bên cạnh đó, các huyện, thành phố phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi nhằm bình ổn giá thịt lợn. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và xử lý môi trường chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT đề ra các giải pháp cụ thể, như phối hợp với các huyện, thành phố triển khai thực hiện đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch phát triển chăn nuôi trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Cụ thể đến cuối năm 2020, đàn trâu bò của tỉnh đạt trên 295 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 8.900 tấn; đàn dê đạt 178 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 2.000 tấn; đàn lợn đạt 594 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 32.800 tấn; đàn gia cầm đạt 5,1 nghìn con và sản lượng thịt hơi xuất chồng đạt 8.200 tấn.

Nhằm định hướng cho ngành chăn nuôi sau dịch bệnh, cơ quan chức năng của Hà Giang cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về những rủi ro cần phòng, tránh. Đó là vấn đề tái bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể xảy ra; giá cả các loại thức ăn chăn nuôi tăng; việc tiếp cận các chính sách chăn nuôi của người dân còn hạn chế; ý thức chủ động phòng, chống dịch bệnh của người dân chưa cao.

Đặc biệt, trong việc liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị chưa thực sự mang lại hiệu quả bền vững; quá trình thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi còn hạn chế…

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân mở rộng qui mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa, như tiếp tục thực hiện chính sách vay vốn được hỗ trợ lãi suất; hỗ trợ người dân chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác thụ tinh nhân tạo nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng đàn gia súc....

Hà Giang đã đề ra định hướng: Tập trung tổ chức lại sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại theo chuỗi giá trị khép kín; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; nâng cao hiệu quả chăn nuôi theo hướng an toàn và bền vững. Ưu tiên phát triển các trang trại, gia trại bằng các loại giống bản địa chất lượng cao.

Mục tiêu cần hướng đến là các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị phải có truy xuất nguồn gốc của sản phẩm mà trước mắt nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.