| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội ‘chạy đua’ sản xuất phục vụ nhu cầu thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Thứ Năm 06/10/2022 , 09:05 (GMT+7)

Các doanh nghiệp, HTX, trang trại trên địa bàn thành phố đang tăng tốc sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Mở rộng diện tích rau, cây ăn quả, dầu tư chăn nuôi, thuỷ sản chất lượng cao

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, trong 9 tháng năm 2022, thành phố tập trung mở rộng diện tích trồng rau, nhất là các loại rau ngắn ngày, hiệu quả kinh tế cao và các loại cây ăn quả như: chuối tiêu hồng, bưởi, nhãn...

Đến nay, diện tích trồng rau trên địa bàn thành phố là gần 23.900ha,23.878ha, diện tích cây ăn quả hơn 19.800ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, Hà Nội tập trung sản xuất vụ xuân, thu hoạch vụ mùa, gieo trồng cây vụ đông; đồng thời đầu tư cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao để duy trì giá trị tăng trưởng.  

HTX Thanh Hà tăng cường chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.

HTX Thanh Hà tăng cường chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.

Cũng theo ông Mỹ,  dựa vào tín hiệu thị trường, Hà Nội sẽ điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ phù hợp tình hình nhu cầu tiêu thụ; chỉ đạo xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, thị trường…

Ông Bùi Quang Vinh - Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết: Mỗi ngày, Công ty cung cấp cho thị trường hơn 20 tấn thịt lợn bảo đảm an toàn thực phẩm. Thời điểm hiện tại, dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát; giá các loại vật tư nông nghiệp có dấu hiệu hạ nhiệt; tình hình tiêu thụ ổn định… tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi, trang trại đẩy mạnh công tác tái đàn.

Cùng với việc tạo cơ chế thu hút đầu tư vào nông nghiệp, trong thời gian tới, để sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội vươn xa, cần tăng cường chế biến sâu để có nhiều sản phẩm chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế; đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến những thị trường xuất khẩu có giá trị cao.

Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; hướng dẫn hợp tác xã, hộ nông dân đóng gói sản phẩm đúng quy cách, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và đa dạng các kênh tiêu thụ sản phẩm.

Theo Giám đốc Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) Nguyễn Văn Minh, các thành viên Hợp tác xã đang tập trung sản xuất 250ha rau các loại. Các hoạt động canh tác khá thuận lợi, nông dân thu hoạch đến đâu, trồng gối vụ đến đó, mỗi ngày đưa ra thị trường 35-50 tấn rau xanh các loại.

Tăng tốc về đích đảm bảo “về đích” theo kế hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, đây là thời điểm quan trọng để các địa phương, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất bảo đảm “về đích” theo kế hoạch với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 2,8-3%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 55 tỷ USD…

Thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh; đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi. Đồng thời hướng dẫn, định hướng các địa phương, nhất là các vùng trọng điểm sản xuất gạo, chăn nuôi, thủy sản sản xuất phù hợp xu thế tiêu dùng, nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó sẽ tập trung tổng thể các giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học, bảo đảm nguồn cung và ổn định giá thực phẩm, giá thịt lợn. Từ đó, góp phần giữ chỉ số CPI trong ngưỡng cho phép, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi… Các địa phương cần chuẩn bị phương án sản xuất, bảo đảm nguồn cung con giống, vật tư, tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, thúc đẩy tiêu thụ; bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hạn chế biến động về giá cả…

Nhận định tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước đạt nhiều kết quả khả quan, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Văn Việt cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,79 tỷ USD, tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2021.

Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương chuẩn bị giống, phân bón, vật tư nông nghiệp để xuống giống, chăm sóc, thu hoạch lúa, hoa màu trong khung thời vụ tốt nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn.

Đến nay, sản lượng lúa cả nước đạt 19,97 triệu tấn; chăn nuôi phát triển ổn định; nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, sản lượng tôm, cá tra tăng trưởng trên 10%...

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.