| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội có ca nhiễm nCoV đầu tiên

Thứ Sáu 06/03/2020 , 22:29 (GMT+7)

Thông tin trên từ Bộ Y tế. Lúc 22h hôm nay (6/3), Hà Nội đã triệu tập cuộc họp khẩn phòng chống dịch Covid-19. Bí thư và Chủ tịch Hà Nội đều có mặt.

22h ngày 6/3, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của thành phố Hà Nội triệu tập cuộc họp khẩn.

Tối 6/3, phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội bị lực lượng chức năng phong tỏa. Ảnh: Nhật Quang.

Tối 6/3, phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội bị lực lượng chức năng phong tỏa. Ảnh: Nhật Quang.

Tham dự cuộc họp có Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Trước đó ít giờ, tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội, sau khi Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tuyên bố từ thứ hai tuần sau, ngày 9/3, học sinh THPT thành phố sẽ đi học trở lại, các cấp học từ THCS trở xuống sẽ nghỉ tiếp tới ngày 16/3 vì hiện tại đã đủ các "điều kiện cần thiết" và kết thúc cuộc họp thì ông Chung đột ngột yêu cầu các đại biểu quay trở lại vì có tình huống đặc biệt.

Theo đó, ông Chung yêu cầu các ngành, quận, huyện triển khai rà soát tất cả học sinh, sinh viên là công dân của Hà Nội, đi học ở các nước châu Âu, đã về trong khoảng thời gian từ ngày 20/2 vừa qua đến nay nhưng chưa thực hiện khai báo.

Lực lượng chức năng lập rào chắn đoạn từ Trúc Bạch đến Châu Long.Thực hiện: Nhật Quang.

Trong một diễn biến khác, tại phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), lực lượng chức năng đã dựng hàng rào cấm các phương tiện qua lại. Ở đây thấy xuất hiện lực lượng công an, y tế và cả xe cứu thương.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, 21h30 ngày 6/3/2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung thông báo kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 đối với bệnh nhân N. H. N, 26 tuổi, đã đi thăm chị gái tại Anh và cùng chị gái qua Ý du lịch và trở về Hà Nội ngày 1/3/2020 trên chuyến bay VN0054.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, chị N.H.N (26 tuổi), làm quản lý khách sạn, có địa chỉ thường trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Ngày 15/2, chị N. bay sang London (Anh), ngày 18/2 bay sang Milan (tỉnh Lombardy, Italia) du lịch. Tại thời điểm này, tại tỉnh Lombardy chưa ghi nhận dịch Covid-19 bùng phát. Ngày 25/02, chị N. sang Paris, Pháp du lịch 1 ngày.

Ngày 29/2, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện ho, nhưng không đi khám. Đến ngày 1/3, bệnh nhân bị thêm đau mỏi người, không rõ sốt. Sau đó, bệnh nhân lên máy bay trở về Việt Nam trên chuyến bay có số hiệu VN0054 của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng ngày 2/3.

Do bệnh nhân lúc này không sốt, không khai báo tình trạng sức khỏe của mình nên đã được nhập cảnh. Bệnh nhân được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà riêng tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.Kể từ khi về nước, bệnh nhân đã chủ động tự cách ly tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, không đi đâu ra khỏi nhà, chủ động đeo khẩu trang kể cả khi ở trong nhà.

Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ ngày 2/3. Ngày 5/3 bệnh nhân xuất hiện sốt liên tục (38 độ C) kèm theo ho nhiều, có đờm, mệt mỏi. Bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc cơ sở 55 Yên Ninh, Ba Đình, được chẩn đoán viêm phổi (phim chụp XQ có hình ảnh đám mờ ở đáy phổi phải).

Do có tiền sử đi từ nước ngoài về, nên bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo đõi điều trị. Lúc 18h ngày 5/3, bệnh nhân nhập viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, đang được cách ly, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại phòng áp lực âm của bệnh viện.

Ngay sau khi ghi nhận thông tin về ca nghi nhiễm, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Ba Đình và các lực lượng của ngành y tế và quận Ba Đình đã trực tiếp xuống khu vực nhà bệnh nhân để chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch.Thành lập ngay Ban chỉ đạo đáp ứng khẩn cấp với dịch COVID-19 tại phường Trúc Bạch gồm các lực lượng: Chủ tịch UBND phường, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Ba Đình, cán bộ y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và các lực lượng khác của phường: y tế, công an, dân phòng. Lập sơ đồ khoanh vùng khu vực có bệnh nhân, lập chốt tại 2 đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cử 3 đội đáp ứng nhanh phối hợp với đội đáp ứng nhanh của Trung tâm Y tế quận Ba Đình và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra dịch tễ lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân và những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần tại khu vực nhà bệnh nhân đang sinh sống; tại Bệnh viện Hồng Ngọc (55 Yên Ninh) nơi bệnh nhân đến khám ban đầu; tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cơ sở 2 và hồi cứu quá trình nhập cảnh tại sân bay Nội Bài của bệnh nhân.

Cụ thể, chuyến bay VN0054 có tổng cộng 201 hành khách và 4 phi công và 12 tiếp viên. Hiện Vietnam Airlines đang phối hợp để rà soát, kiểm soát.

Tại nhà riêng của bệnh nhân: có 08 người tiếp xúc gần là bố và bác bệnh nhân, 5 người tạp vụ và 1 lái xe riêng. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.Tại Bệnh viện Hồng Ngọc: Có 16 người tiếp xúc với bệnh nhân.

Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho. Y tế TP Hà Nội đã tổ chức phun khử khuẩn bằng Cloramin B tại nhà bệnh nhân và khu vực lân cận, bệnh viện Hồng Ngọc và nhà những người tiếp xúc gần.

Toàn bộ những người tiếp xúc gần đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để cách ly tập trung và lấy mẫu xét. Còn lại những người tiếp xúc gần với những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân được thống kê lập danh sách và yêu cầu thực hiện cách ly y tế tại nơi ở theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Ngoại giao làm việc các cơ quan ngoại giao của Anh, Pháp để thông tin về lịch trình, nơi ở để họ có biện pháp kiểm soát.

Bộ Y tế kêu gọi tất cả các công dân trở về Việt Nam từ vùng có dịch, cần nghiêm chỉnh khai báo y tế trước khi nhập cảnh để được tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp về y tế.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm