| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Đường phố 'chết cứng' trong cơn mưa lớn giờ tan tầm

Thứ Ba 31/07/2018 , 20:20 (GMT+7)

Cơn mưa lớn đổ sập xuống từ 17h chiều, đúng giờ tan tầm khiến nhiều giao thông trên nhiều tuyến đường như “vỡ trận”. Dòng người gần như chôn chân, dầm mưa trên đường trở về nhà…

Cảnh ùn tắc xảy ra trên rất nhiều tuyến đường như Trần Phú – Kim Mã hướng về Cầu Giấy, Hoàng Cầu - Xã Đàn hướng về Giải Phóng, Lê Văn Lương – Tố Hữu hướng về Trung Văn, Tây Sơn – Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông…

Trận mưa lớn như trút nước khiến một số đoạn đường nhanh chóng rơi vào tình trạng ngập úng. Tại nhiều nút giao thông, hàng dàn xe máy, ô tô gần như chôn chân, chỉ có thể nhích từng bước. Nhiều người sốt ruột, dồn lên, vây kín các ngã tư khiến giao thông càng hỗn loạn.

Tình trạng tê liệt tại ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Ngã tư Tố Hữu – Lê Văn Lương cũng “chết cứng”.

Hơn 19h30, trên đoạn ngã tư Lê Văn Lương - Nguyễn Chánh, dòng phương tiện vẫn “đông cứng”, nhích từng centimet trên đường. Lực lượng chức năng cùng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết để giảm ùn tắc cục bộ.

Trên phố Chính Kinh, đường Nguyễn Tuân, mưa lớn làm ngập úng các tuyến đường.

Những hình ảnh ghi nhận trên đường phố Hà Nội lúc 18h chiều nay:

Đường Nguỵ Như Kon Tum
  ... đường Nguyễn Huy Tưởng...
... đường Nguyễn Huy Tưởng...

... đường Vũ Trọng Phụng... có điểm ngập quá đầu gối
... đường Vũ Trọng Phụng... có điểm ngập quá đầu gối
  Biển nước trên tuyến đường Vũ Trọng Phụng
"Biển nước" trên tuyến đường Vũ Trọng Phụng

  Phố Quan Nhân như một dòng sông
Phố Quan Nhân như một dòng sông

  Rất nhiều xe chết máy trên đường
Rất nhiều xe chết máy trên đường

  Dòng người chôn chân trong mưa trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu.
Dòng người chôn chân trong mưa trên tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu.




  Đường Nguyễn Chánh đến thời điểm 19h15 phút vẫn đang ngập, tắc (ảnh: Trần Thanh)
Đường Nguyễn Chánh đến thời điểm 19h15 phút vẫn đang ngập, tắc (ảnh: Trần Thanh)
  Đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) chung số phận ngập, tắc
Đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) chung "số phận" ngập, tắc
  Phố Hoa Bằng - Cầu Giấy lại ngập lút bánh xe máy (ảnh: Trần Thanh)
Phố Hoa Bằng - Cầu Giấy lại ngập lút bánh xe máy (ảnh: Trần Thanh)


  Nhiều xe máy nhanh chóng thành nạn nhân của mưa ngập
Nhiều xe máy nhanh chóng thành "nạn nhân" của mưa ngập
Cảnh ùn tắc kéo dài từ khi trời mới nhập nhoạng tối, cơn mưa bắt đầu đổ xuống

(Dân trí)

Xem thêm
Người trồng dưa hấu Quảng Bình lãi hơn 50 triệu đồng/ha

Người trồng dưa hấu Quảng Bình lãi hơn 50 triệu đồng/ha. Thanh long Bình Thuận lên mức 25.000 đồng/kg. Cơn mưa ‘vàng’ giải nhiệt cho các tỉnh miền Tây. Nghệ An: Nhiều diện tích rừng chưa được bàn giao thực địa.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Thả 3 con khỉ đuôi lợn về rừng, bảo tồn nguồn gen quý

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) vừa thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn nặng khoảng 7kg về khu rừng tự nhiên để bảo tồn gen quý.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm