| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Bắc Giang

Thứ Hai 31/05/2021 , 10:42 (GMT+7)

Trên các tuyến phố ở Hà Nội, điểm bán nông sản Bắc Giang ngày một nhiều. Không chỉ dưa hấu, vải thiều mà còn nhiều loại nông sản khác.

Những ngày qua Hà Nội xuất hiện nhiều điểm bán nông sản Bắc Giang, vải thiều là nông sản xuất hiện nhiều nhất. Mỗi điểm trung bình tiêu thụ khoảng 2 tấn vải/ngày. Vải được vận chuyển về Hà Nội đều có giấy phép của các huyện, đã được kiểm dịch y tế bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống Covid-19. Được biết, niên vụ vải năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 28.100 ha trồng vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước và thời gian thu hoạch đã bắt đầu.

Những ngày qua Hà Nội xuất hiện nhiều điểm bán nông sản Bắc Giang, vải thiều là nông sản xuất hiện nhiều nhất. Mỗi điểm trung bình tiêu thụ khoảng 2 tấn vải/ngày. Vải được vận chuyển về Hà Nội đều có giấy phép của các huyện, đã được kiểm dịch y tế bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống Covid-19. Được biết, niên vụ vải năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 28.100 ha trồng vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước và thời gian thu hoạch đã bắt đầu.

Vải Bắc Giang năm nay được mùa, mẫu mã đẹp, ngọt nước. Với những khách hàng khó tính, chủ hàng sẵn sàng chiều khách, cho chọn từng túm, đến khi chọn được đủ thì thôi.

Vải Bắc Giang năm nay được mùa, mẫu mã đẹp, ngọt nước. Với những khách hàng khó tính, chủ hàng sẵn sàng chiều khách, cho chọn từng túm, đến khi chọn được đủ thì thôi.

Có người thấy vải ngon, không chỉ mua cho mình mà còn chia sẻ cho bạn bè, mua luôn 50 kg cho hàng xóm.

Có người thấy vải ngon, không chỉ mua cho mình mà còn chia sẻ cho bạn bè, mua luôn 50 kg cho hàng xóm.

Vải đã được lựa chọn từ điểm thu mua ở Bắc Giang, nên khách không phải mất công lựa cho mình chùm vài ưng ý. Chị Phạm Thị Hiền đang bán tại số 162 phố Tân Mai, quận Hoàng Mai cho biết, vải được chuyển xuống Hà Nội do đội xe cứu trợ 0 đồng của huyện. Các chị chở vải xuống bán, sau đó lại gom hàng như khẩu trang, nước khử khuẩn, mì tôm… lên bán đúng giá mua ở Hà Nội cho bà con nông dân vùng dịch. Mỗi chùm vải khoảng 2 kg, được bán với giá 20.000 đồng/kg.

Vải đã được lựa chọn từ điểm thu mua ở Bắc Giang, nên khách không phải mất công lựa cho mình chùm vài ưng ý. Chị Phạm Thị Hiền đang bán tại số 162 phố Tân Mai, quận Hoàng Mai cho biết, vải được chuyển xuống Hà Nội do đội xe cứu trợ 0 đồng của huyện. Các chị chở vải xuống bán, sau đó lại gom hàng như khẩu trang, nước khử khuẩn, mì tôm… lên bán đúng giá mua ở Hà Nội cho bà con nông dân vùng dịch. Mỗi chùm vải khoảng 2 kg, được bán với giá 20.000 đồng/kg.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mặt hàng quả vải. Tuy nhiên các điểm tiêu thụ vải ở Hà Nội đã góp phần chia sẻ những khó khăn với người nông dân vùng bị dịch.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mặt hàng quả vải. Tuy nhiên các điểm tiêu thụ vải ở Hà Nội đã góp phần chia sẻ những khó khăn với người nông dân vùng bị dịch.

Có nhiều chủ hàng đã nhận những đơn hàng đặt qua online với khối lượng 1 tạ rưỡi quả vải tươi để chuyển bằng ô tô vào thành phố Hồ Chí Minh.

Có nhiều chủ hàng đã nhận những đơn hàng đặt qua online với khối lượng 1 tạ rưỡi quả vải tươi để chuyển bằng ô tô vào thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài vải ra, tại Hà Nội còn có nhiều điểm tiêu thụ dưa lê, dưa hấu cho nông dân Bắc Giang. Điểm bán dưa lê, dưa hấu tại đường Giải Phóng gần Bệnh viện Bạch Mai, trong khoảng 3 tiếng đồng hồ đã tiêu thụ hơn 2 tấn dưa.

Ngoài vải ra, tại Hà Nội còn có nhiều điểm tiêu thụ dưa lê, dưa hấu cho nông dân Bắc Giang. Điểm bán dưa lê, dưa hấu tại đường Giải Phóng gần Bệnh viện Bạch Mai, trong khoảng 3 tiếng đồng hồ đã tiêu thụ hơn 2 tấn dưa.

Dưa được chở từ huyện Yên Dũng (Bắc Giang), do đội xe tình nguyện của huyện chở giúp bà con nông dân. Chủ điểm thu mua bán chênh giá khoảng 2 nghìn/kg, để bù vào tiền dầu và các chi phí.

Dưa được chở từ huyện Yên Dũng (Bắc Giang), do đội xe tình nguyện của huyện chở giúp bà con nông dân. Chủ điểm thu mua bán chênh giá khoảng 2 nghìn/kg, để bù vào tiền dầu và các chi phí.

Dưa được hái từ ruộng lúc 2 giờ sáng, mang đến các điểm tập kết, rồi chở về Hà Nội, nên rất tươi, ngon.

Dưa được hái từ ruộng lúc 2 giờ sáng, mang đến các điểm tập kết, rồi chở về Hà Nội, nên rất tươi, ngon.

Để phòng, chống dịch Covid-19, một số chủ điểm bán còn cẩn thận chăng lưới nilon để giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Để phòng, chống dịch Covid-19, một số chủ điểm bán còn cẩn thận chăng lưới nilon để giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Những người tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang tại Hà Nội đều phải có giấy của lãnh đạo Bắc Giang gửi địa phương nơi người đó mở điểm bán, để nói rõ về nguồn gốc, giá từng loại nông sản, cũng như khẳng định nông sản đã được khử khuẩn để phòng chống dịch Covid-19.

Những người tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang tại Hà Nội đều phải có giấy của lãnh đạo Bắc Giang gửi địa phương nơi người đó mở điểm bán, để nói rõ về nguồn gốc, giá từng loại nông sản, cũng như khẳng định nông sản đã được khử khuẩn để phòng chống dịch Covid-19.

 

Xem thêm
Nở rộ dịch vụ cho thuê sân phơi lúa tại miền Tây

Kỳ vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ. Nghệ An: Người nuôi tôm mong chờ dự án cấp nước biển. Nở rộ dịch vụ cho thuê sân phơi lúa tại miền Tây. Lâm Đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hơn 900ha.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

TS Nguyễn Văn Thịnh - Trưởng Bộ môn Điều tra và quản lý rừng bền vững, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình để đạt hiệu quả cao nhất.

Nông dân Quỳnh Liên trồng rau bất an do mất giá

Nghệ An Người trồng màu tại Quỳnh Liên đang âu lo khi thị trường rớt giá thê thảm, sức mua không như kỳ vọng khiến công sức đổ sông đổ biển.

Bình luận mới nhất