| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Các hồ chứa xả lũ trước khi bão số 13 đổ bộ

Thứ Bảy 14/11/2020 , 21:04 (GMT+7)

Hôm nay (14/10) các hồ chứa vừa và lớn ở Hà Tĩnh bắt đầu xả lũ nhằm đảm bảo an toàn công trình và đề phòng lũ lụt do hoàn lưu bão số 13.

Hồ Kẻ Gỗ điều tiết xả lũ sớm để đảm bảo an toàn cho công trình trước khi bão số 13 đổ bộ. Ảnh: Đức Hùng.

Hồ Kẻ Gỗ điều tiết xả lũ sớm để đảm bảo an toàn cho công trình trước khi bão số 13 đổ bộ. Ảnh: Đức Hùng.

Cụ thể, hồ Kẻ Gỗ tiến hành điều tiết lũ với lưu lượng 100-300 m3/s; hồ sông Rác, Thượng Sông Trí xả tràn với lưu lượng từ 30-200 m3/s; hồ Bộc Nguyên và Khe Xai xả từ 10-70 m3/s...

Đối với hồ Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang), theo Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4, Bộ NN-PTNT), hiện mực nước hồ đang ở cao trình 48,99 m, tương đương dung tích 657,1 triệu m3.

Thời tiết khu vực hồ hiện nay không mưa nhưng đơn vị đang phân công cán bộ trực theo dõi liên tục và có báo cáo từng giờ để đưa ra kịch bản vận hành hồ khi mưa lớn xảy ra.

"Nếu lượng mưa thấp hơn mức dự báo 100-200 mm thì chưa phải xả lũ, còn nếu lớn hơn thì căn cứ vào tình hình thực tế và lượng nước đổ về hồ để có quy trình vận hành chính xác nhất", ông Văn Thắng, Phó Ban 4 nói.

Sơ tán khẩn hơn 17.600 người

Người dân TP Hà Tĩnh chằng chống mái nhà đề phòng bão lớn. Ảnh: Gia Hưng.

Người dân TP Hà Tĩnh chằng chống mái nhà đề phòng bão lớn. Ảnh: Gia Hưng.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ ngày 14-17/11, do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 13, khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa dự báo từ 100-200 mm.

UBND Hà Tĩnh đã ra công điện khẩn về việc tập trung ứng phó với mưa bão, yêu cầu các địa phương, lực lượng tập trung sơ tán dânkhu vực ven biển khẩn cấp theo kịch bản số II (bão từ cấp 10 đến cấp 11) tại Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 08/6/2020 về việc phê duyệt Phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh.

Tàu thuyền ngư dân đã neo đậu vào các khu tránh trú bão. Ảnh: Gia Hưng.

Tàu thuyền ngư dân đã neo đậu vào các khu tránh trú bão. Ảnh: Gia Hưng.

Cụ thể, sơ tán 3.364 hộ với 17.676 người, trong đó: Huyện Kỳ Anh 269 hộ/894 người; thị xã Kỳ Anh 386 hộ/1.043 người; huyện Cẩm Xuyên 270 hộ/744 người; Thạch Hà 535 hộ/1.836 người; Lộc Hà 787 hộ/1.843 người; Nghi Xuân 1.100 hộ/2.914 người; Khu kinh tế tỉnh 11 đơn vị/8.402 người.

Kiên quyết không để người ở lại trên chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Các phương tiện cứu hộ cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Ảnh: Gia Hưng.

Các phương tiện cứu hộ cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Ảnh: Gia Hưng.

Đối với khu vực vùng núi, vùng thường xuyên bị ngập sâu, hạ du các hồ chứa, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các nhà không an toàn, khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ngập sâu, sạt lở, lũ ống, lũ quét theo các kịch bản đã được phê duyệt đảm bảo an toàn cho người dân.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.