| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó với bão số 13, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định cấm biển

Thứ Sáu 13/11/2020 , 17:58 (GMT+7)

Để ứng phó với cơn bão số 13 đang tiến nhanh với cường độ mạnh vào đất liền, 8 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có lệnh cấm biển.

Tàu cá của ngư dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) neo đậu tránh trú bão số 13 tại cảng cá Tam Quan. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tàu cá của ngư dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) neo đậu tránh trú bão số 13 tại cảng cá Tam Quan. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bão số 13 (tên quốc tế Vamco) là cơn bão cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến rất phức tạp, hướng di chuyển không ổn định.

Có khả năng bão sẽ đi dọc tuyến biển từ Bình Định đến Thanh Hóa, là khu vực đã bị tổn thương rất lớn do các đợt bão, lũ liên tiếp vừa qua.

Khả năng bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế trong sáng ngày 15/11. Trường hợp bão đổ bộ vào ban đêm thì triều ở mức cao (tại cửa Gianh: 1,9m). Sóng biển cao từ 4-6m, vùng tâm bão cao từ 8-10m.

Ngoài ra, tác động của nước dâng do bão làm hạn chế thoát lũ đang xảy ra tại một số cửa sông, làm gia tăng ngập lụt và kéo dài, như sông Thạch Hãn (Quảng Trị).

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đến thời điểm hiện nay có 8 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có lệnh cấm biển.

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có kế hoạch di dời 86.000 hộ dân/315.000 người, trong đó các tỉnh thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, TP Đà Nẵng đã di dời 833 hộ/2.975 người.

Hiện nay các đối tượng sẽ chịu tác động của bão số 13 có các nhà dân ven biển trong khu vực khả năng chống chịu thấp, nhiều nhà đã bị hư hỏng do bão, lũ vừa qua mới được khắc phục, gia cố tạm thời; bên cạnh đó nhiều khu ở của công nhân, các khu trọ của sinh viên là nhà cấp 4, mái tôn.

Trong khu vực có nhiều nhà xưởng của các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn có trang thiết bị quan trọng và số lượng công nhân rất lớn, như: khu Công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng; KCN cơ khí Trường Hải; KCN Dung Quất.

Các khu đô thị, du lịch có rất nhiều nhà cao tầng với hệ thống cửa, vách chủ yếu bằng kính; nhiều công trình đang thi công với cẩu tháp lớn, nguy cơ mất an toàn cao khi gặp gió lớn, giật mạnh.

Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã yêu cầu các địa phương rà soát, triển khai sơ tán người dân, công nhân lao động, sinh viên thuê trọ ra khỏi các nhà không an toàn, các nhà vừa sửa chữa khắc phục sau bão số 9, khu vực nguy hiểm, vùng thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Kiểm tra, xác định cụ thể các khu vực dự kiến sơ tán dân đến phải đảm bảo an toàn, trong đó lưu ý một số công trình trụ sở sơ tán dân đến trong các đợt lũ, bão vừa qua có nhiều cửa lùa gió, cửa kính, chưa đảm bảo an toàn.

Tổ chức chằng chống, gia cố nhà các nhà yếu, nhà cao tầng vách kính, các cẩu tháp thi công, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, sản xuất kinh doanh, các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).