| Hotline: 0983.970.780

Hãi hùng 'làng rác nổi' ngay sát Hà Nội bốc mùi hôi thối sau 7 ngày ngập lụt

Thứ Sáu 27/07/2018 , 10:03 (GMT+7)

Sau 7 ngày lụt lội, chất thải ô uế từ bãi rác, xác chết động vật, thuỷ sản... nổi lềnh phềnh khắp thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thủ đô Hà Nội. Hàng trăm người đã mắc bệnh vì ô nhiễm môi trường.

Xóm Bèo, thôn Nam Hài những ngày này nồng nặc mùi tanh tưởi, hôi thối. Những ngày qua, ngập lụt khiến nước dâng lút mái nhà. Nguồn thải ô uế từ bãi rác của xã bị sóng đẩy vào khu dân cư.

Đường làng, ngõ xóm, sân vườn biến thành biển rác

Theo trưởng thôn Nam Hài, mỗi tháng bà con trong xã phải đóng 3.000 đồng/khẩu phí vệ sinh môi trường. Đơn vị ký hợp đồng thu gom, xử lý rác thải tại xã Nam Phương Tiến là Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai (Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Tuy nhiên, trước khi xảy ra ngập lụt, đơn vị này đã chậm trễ trong quá trình vận chuyển rác thải.

Người dân phải rất vất vả mới có thể bơi thuyền qua những cung đường ngập nước, ngập rác như thế này


Rác trên nóc nhà, rác ở trong nhà
Mở cửa ra là thấy rác
Điểm khám chữa bệnh lưu động và cấp phát thuốc miễn phí tại thôn Nam Hài luôn có rất đông người

Bác sỹ Trần Văn Kỳ - Trưởng khoa An toàn vệ sinh thực phẩm (Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ) được tăng cường hỗ trợ y tế cho bà con vùng ngập lụt xã Phương Chính cho biết: Sau 6 ngày ngập lụt,  đã có gần 200 lượt bệnh nhân đến khám và xin thuốc. Các bệnh phổ biến họ thường gặp là viêm da, đau mắt đỏ, tiêu chảy. Trong thời gian tới, chắc chắn số người mắc bệnh sẽ còn tăng nhiều.


Nhiều người dân ở xã Nam Phương Chính đã bị nhiễm bệnh ngoài da, bệnh hô hấp
Người dân phải chịu đựng cảnh sống khổ cực

Quá bức xúc trước tình trạng rác thải ngập ngụa làng quê, chiều ngày 26.7, nhiều người dân đã tụ tập thành từng nhóm kéo lên trụ sở UBND xã Nam Phương Chính để “cầu cứu” chính quyền giúp đỡ vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, đại diện xã cho biết, đến thời điểm hiện tại không thể làm gì, phải chờ 1 – 2 ngày nữa, khi mực nước ngập ở đường làng rút bớt thì mới có thể tiến hành thu gom rác.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm