| Hotline: 0983.970.780

Hạn khốc liệt ở Hà Tĩnh: 60 gia đình dùng chung một giếng nước

Thứ Năm 27/06/2019 , 08:43 (GMT+7)

Đó là thực trạng đang diễn ra tại thôn Lạc Thắng, Lạc Thanh, thuộc xã miền núi Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.

Đây cũng là tình cảnh chung hàng nghìn hộ gia đình ở Hà Tĩnh đang phải đối mặt vì hạn hán.

17-16-16_nuoc2
Hàng trăm giếng nước của người dân Kỳ Lạc nay chỉ còn những gàu cuối cùng đục ngầu dành cho gia súc, gia cầm. Ảnh: BHT.

Ông Lê Trung Thành, Trưởng thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc ngồi tránh nắng dưới lá cọ thở dài nói: “10 năm rồi Kỳ Lạc mới xảy ra đợt hạn hán khốc liệt như thế này. Ruộng đồng nứt toác tưởng như “nuốt” được cả con lợn con, cây cối chết cháy, giếng nước hơn 400 hộ dân thôn Lạc Thắng, Lạc Thanh chỉ còn có thể chắt những gàu vàng đục dành cho gia súc, gia cầm”.

Theo ông Thành, nhiều gia đình đã phải cắt cử hẳn một nhân khẩu hàng ngày đi mót nước để đảm bảo tối thiểu những sinh hoạt trong gia đình.

Bà Thư, một hộ dân ở thôn Lạc Thắng cho hay, gia đình bà có 8 nhân khẩu. Hơn 1 tháng nay, giếng của gia đình bà cạn trơ đáy nên bà phải đặt máy bơm lấy nước từ khe suối về sinh hoạt; nước ăn thì đi xin ở những giếng còn nước trong thôn về cất trữ, sử dụng dè sẻn.

“Gia đình tôi đã 4 lần kêu thợ về khoan giếng, dò tìm khắp vườn, khoan sâu gần 50m vẫn không tìm được mạch nước ngầm. Nắng như đổ lửa thế này mà ngày nào cũng phải xách can đi xin nước đúng là khổ cực, vất vả không có gì bằng”, bà Thư than thở.

Còn chị Võ Thị Hảo, thôn Lạc Thanh thông tin, tổ liên gia 3 của chị là vùng khô hạn nhất trong thôn. Từ cuối tháng 2/2019 hầu hết các giếng đào trong tổ không còn nước để sử dụng, gia đình nào cũng phải kéo xe, xách can đi xin nước về ăn. Còn nước tắm giặt thì dẫn từ Khe Gạo về dùng. “Bất đắc dĩ chúng tôi mới phải sử dụng nước Khe Gạo để tắm giặt, vì nước đầu nguồn ở đây cũng là nơi sinh hoạt của… trâu bò”, chị Hảo nói.

Giếng đào của bà Nguyễn Thị Văn (67 tuổi), ở thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc là một trong những giếng nước may mắn chưa bao giờ cạn nước. Những ngày nắng hạn gay gắt vừa qua, giếng nước này là “cứu cánh” của hơn 60 hộ dân trong và ngoài thôn. Bà Văn cho biết, giếng được gia đình đào vào năm 2003, mặc dù không sâu lắm nhưng từ đó đến nay chưa năm nào giếng có hiện tượng khô cạn, kể cả khi hạn nặng nhất.

17-16-16_nuoc1
Giếng nước của bà Văn trở thành giếng nước công cộng của người dân thôn Lạc Thắng và các thôn lân cận.

“Gia đình tôi may mắn được trời ban cho cái giếng đầy ắp nước nên những tháng hạn hán tôi sẵn lòng trả thêm vài trăm ngàn đồng tiền điện bơm nước cho bà con làng xóm dùng chung”, bà Văn tươi cười nói.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, nắng nóng tại Hà Tĩnh vẫn đang tiếp diễn. Vì vậy, người dân thôn Lạc Thắng, Lạc Thanh đã chuẩn bị tâm lý những giếng nước cuối cùng sẽ cạn. Đồng thời, lên kế hoạch áp dụng giải pháp cuối cùng là ra khe đào những vũng sâu để tích nước sinh hoạt.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.