| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm người lội bùn bắt cá trong lễ hội 'phá Trằm' tại Quảng Trị

Chủ Nhật 25/08/2019 , 20:02 (GMT+7)

Ngày 25/8, tại Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian “phá Trằm”.

Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy rộng khoảng 10ha thuộc làng Trà Lộc, hiện nay nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc (xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng). Trằm theo cách gọi của người địa phương nghĩa là vùng đầm lầy có nhiều cá tôm.

Từ hàng trăm năm nay, Trằm Trà Lộc được xem như “báu vật” của dân làng và mỗi người ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.

Với vị trí nằm giữa vùng đồng bằng thấp trũng, xung quanh là những đồi cát với cánh rừng tràm nguyên sinh phủ bóng, Trằm Trà Lộc được ví như “lá phổi xanh” của xã Hải Xuân, đồng thời là nguồn dự trữ nước tưới không bao giờ cạn cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng. Đặc biệt, tại đây còn có nguồn lợi thủy sản dồi dào với rất nhiều cá tôm mà không dễ nơi nào có được. 

Theo quy ước của làng, để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh việc đánh bắt quá mức làm cạn kiệt, người dân trong làng đã cùng thống nhất với nhau mỗi năm chỉ chỉ được bắt cá tôm vào một ngày nhất định.

Dụng cụ đánh bắt chỉ được bằng nơm, lưới hoặc vợt và chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ để dành cho mùa sau. Khi bắt được cá lớn, người bắt cá phải hô lên thật to để động viên những người tham gia khác.

Lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước.

Anh Cáp Xuân Hòa, người dân làng Trà Lộc (Hải Xuân, huyện Hải Lăng) cho biết: "Tôi sống ở đây từ nhỏ đến lớn, dù nay đang làm việc ở xa nhưng năm nào đến ngày hội “phá Trằm” cũng đưa cả gia đình về tham gia bắt cá cùng dân làng. Lễ hội không chỉ có ý nghĩa đối với người dân sau vụ thu hoạch mùa màng kết thúc, mà bằng việc cùng nhau tham gia bắt cá đã làm thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia nguồn lợi chung của người dân trong làng”.

Theo ông Cáp Hữu Hanh, Trưởng Ban quản lý Khu sinh thái Trằm Trà Lộc: “Lễ hội “phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước. Lễ hội thường tổ chức sau khi vụ vụ lúa hè thu kết thúc, với mục đích xả nước trong đầm để đón mùa mưa lũ mới. Trước đây, lễ hội thường chỉ tổ chức với quy mô nhỏ, chủ yếu là ngày hội để con em trong làng có dịp tề tựu, đoàn viên. Ngày nay, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn và gắn với việc phát triển du lịch của địa phương”.

Một số hình ảnh tại lễ hội "phá Trằm":

 
 
 
 
 

Xem thêm
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Mông Cổ

Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Mông Cổ. Huế thu gom được 570 tấn rác thải nhựa trong 3 năm. 40 năm ngày thành lập Công ty Cao su Quảng Trị. Liên kết trồng dứa an toàn sinh học mang lại hiệu quả cao.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Định vị thương hiệu gà Mía ở vùng đất hai vua

Nhờ làm tốt công tác chọn tạo giống, chăn nuôi an toàn sinh học, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho gà Mía Sơn Tây.

Hồ thủy lợi Ia Ring sụt lún, hàng trăm người tham gia khắc phục hư hỏng

Gia Lai Hồ thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) bị thủng một lỗ lớn phần thân đập đã khiến nước hồ tràn xuống vùng hạ du gây nguy cơ mất an toàn và làm thiệt hại lớn đến tài sản của người dân.