| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tàu cá kẹt cứng cửa biển Tam Quan

Thứ Năm 02/02/2012 , 10:45 (GMT+7)

Do cửa biển bị bồi lấp, hiện 40 chiếc tàu câu cá ngừ đại dương vẫn còn bị “giam” tại cửa biển Tam Quan.

Hàng trăm tàu đang kẹt tại cửa biển Tam Quan
Từ cuối tháng Chạp sang 10 ngày sau Tết Nguyên đán, có 40 chiếc tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã cập bờ. Sau khi bán cá, những chiếc tàu này vội vã sắm sửa để mở chuyến biển mới. Thế nhưng do cửa biển bị bồi lấp, hiện những chiếc tàu nói trên vẫn còn bị “giam” tại cửa biển Tam Quan.

Ngóng thủy triều lên

Ngồi chống cằm nhìn xa xôi ra phía cửa biển, ngư dân Hồ Thanh Tân ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn - Bình Định), chủ chiếc tàu BĐ 95778 TS thở dài: “Tàu của tui cập bờ vào cuối tháng Chạp. Cho anh em thuyền viên ở nhà ăn 3 bữa tết với gia đình xong, tui liền tiếp nhiên liệu, tiếp đá và lương thực để mở biển chuyến đầu năm. Mọi thứ đã sắm sửa xong từ mấy ngày trước nhưng giờ tàu vẫn còn "kẹt cứng” vì cửa biển bị bồi lấp không ra được”.

Tàu BĐ 96008 TS của ngư dân Nguyễn Văn Chơi cùng ở Tam Quan Bắc mở cửa biển vào ngày 27 tháng 11 âm lịch, cập bờ vào 26 tháng Chạp. Sau gần nửa tháng neo tàu ăn tết với gia đình hiện cũng đang nóng lòng ra khơi nhưng cùng lâm cảnh ngộ bị “kẹt cứng”. Ngày 31/1, anh Chơi “bặm gan” cho tàu chạy ra cửa biển Tam Quan để “mở đường máu” ra khơi nhưng cửa biển quá cạn, tàu bị sóng vật tơi bời. Hoảng quá, anh Chơi vội lui tàu về bến đậu tiếp tục dài cổ trông đợi.

 “Nằm chờ kiểu này vừa lỡ chuyến biển, vừa hao tổn đá ướp cá, rau xanh củ quả mua mang theo bị úng thối phải tốn tiền mua lại. Cửa biển cạn, muốn ra khơi phải chờ con nước lên. Mỗi tháng con nước lên có 2 lần vào ban đêm, mỗi lần lên chỉ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, nếu tàu nào “chậm chân” thì lại phải nằm tiếp”, anh Chơi than thở.

Tàu nào không đủ kiên nhẫn chờ đợi thì thuê tàu khác dắt ra cửa biển. Giải pháp vẫn không chắc ăn, dù đã có tàu dắt nhưng nhiều trường hợp vẫn bị mắc cạn. Mà đã mắc cạn là cầm chắc mất cả chì lẫn chài vì tàu bị sóng va đập vào bờ kè vỡ toác, lương thực trôi tuốt luốt, kể như trắng tay.

Ngư dân Trần Văn Cắt ở xã Tam Quan Bắc, chủ tàu BĐ 95290 TS cho biết thêm: “Bình thường, thuê tàu lai dắt ra cửa biển tốn chi phí 400.000đ/lần. Thế nhưng trong trường hợp có nhiều tàu bị kẹt như thế này, tiền chi phí có thể tăng đến 1 triệu đồng/lần. Tui cũng nóng ruột lắm nhưng thôi chờ con nước lên mở cửa biển cho an toàn”.

Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định: “Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã đề nghị tỉnh nghiên cứu cụ thể cửa biển Tam Quan để có giải pháp xử lý ổn định lâu dài. Trước mắt, bắt đầu từ đầu tháng 2/2012 chúng tôi sẽ cho tàu hút cát khơi thông cửa biển kịp thời phục vụ tàu câu cá ngừ của ngư dân”.

Tàu bị kẹt tại cửa biển không chỉ thiệt hại có thế là hết. Nằm chờ dài ngày, chán nản, thuyền viên bỏ tàu về nhà kiếm tàu đi nghề khác kiếm tiền. Đến khi con nước lên, không có người đi bạn, chủ tàu cũng bó tay. “Đang vào mùa chính vụ, tàu bè đồng loạt ra khơi nên chuyện gọi bạn trong thời điểm này là rất khó”, ngư dân Nguyễn Phụng, chủ tàu BĐ 96137 TS ở xã Tam Quan Bắc nói.

Tính từ đầu vụ khai thác đến nay, đây mới là chuyến biển thứ 5 của các tàu câu cá ngừ. Những chuyến biển đầu vụ chẳng suôn sẻ gì, ra khơi gặp ngay gió bão. Chỉ lo chạy tránh trú bão thôi đã hết nhiên liệu, lương thực nên có nhiều tàu cập bến rỗng khoang, hầu hết đều bị lỗ tổn từ 50-60 triệu đồng/chuyến. Chỉ mới trúng được chuyến biển đầu năm thì giờ gặp trắc trở.

Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng trạm Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Hoài Nhơn cho biết: “Hiện có 40 chiếc tàu đã chuẩn bị sẵn sàng ra khơi nhưng còn đang bị nhốt tại cửa biển Tam Quan. Trong những ngày tới sẽ còn rất nhiều tàu cập bờ. Thế nhưng đến 12 âm lịch mới có con nước lớn nên lượng tàu bị kẹt sẽ còn tăng cao trong những ngày tới”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm