| Hotline: 0983.970.780

Hào hùng Thủy lợi Việt Nam: Thủy lợi dưới triều Nguyễn

Thứ Hai 10/11/2014 , 14:56 (GMT+7)

So với các các triều đại phong kiến trước thì nhà Nguyễn đã tiến hành công tác thủy lợi quy mô và bài bản nhất.

Cuối tháng 10 vừa qua, nhóm tác giả và Hội Thủy lợi TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức ra mắt cuốn Lịch sử Thủy lợi VN dày 532 trang do Phan Khánh chủ biên cùng 2 đồng tác giả là Nguyễn Ân Niên và Nguyễn Ty Niên, họ đều là những người từng giữ nhiều vị trí quan trọng và có nhiều đóng góp cho ngành thủy lợi cả trước và sau 1975. NNVN xin lược trích một số tư liệu, sự kiện giới thiệu cùng bạn đọc.

So với các các triều đại phong kiến trước thì nhà Nguyễn đã tiến hành công tác thủy lợi quy mô và bài bản nhất.

TRỊ THỦY SÔNG HỒNG

Gia Long coi Bắc Thành (từ Ninh Bình trở ra) có số dân 10 triệu người là trung tâm chính trị xã hội quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến an nguy của chế độ nên chỉ 1 năm sau khi lên ngôi, Gia Long đã có chuyến thị sát đê Hà Nội và chuẩn chi ngay 80.400 quan tiền tu sửa và đắp thêm 7 đoạn đê mới.

Trước Gia Long, công trình thủy lợi đầu tiên được chép trong quốc sử VN là kinh (kênh) nhà Lê của Lê Hoàn nối thông Ninh Bình với nam Thanh Hóa. Nhà Lý với một loạt công trình như đê sông Lam Nghệ An, đê Như Nguyệt trên sông Cầu, kinh Lẫm Cảng Ninh Bình, sông Tô Lịch Hà Nội…

Các đê sông Hồng ngày ấy chỉ là đê bao, phòng lụt phạm vi nhỏ đến thời Trần mới nắn, nối liên hoàn hình thành nên các tuyến đê Đinh Nhĩ dọc theo các sông và chính sách ấy được các triều đại Hồ, Lê, kế thừa. Hệ thống đê Đinh Nhĩ tạo nên hiệu quả chống lụt cao hơn nhưng cũng gây thiệt hại lớn hơn khi vỡ đê.

Gia Long vừa tu bổ, đắp mới đê vừa hạ chiếu “trưng cầu dân ý” việc nên giữ hay bỏ đê nhưng quan điểm quần thần vẫn 50/50 nên không quyết. Minh Mệnh quyết đoán hơn. “Ta nghĩ kỹ, bỏ đê vị tất đã có lợi cho dân… ", dẹp hết các cuộc tranh luận.

Trong 20 năm tại vì (1820-1840) khối lượng và chiều dài đê thực hiện dưới thời Minh Mệnh nhiều hơn mọi triều đại trước đó mà rầm rộ nhất là vào năm 1827 với 28 đại công trường mở ra cùng lúc ở 4 trấn: Sơn Tây, Sơn Nam, Bắc Ninh, Nam Định với tổng dự toán 175.500 quan tiền.

Thống kê năm 1829 thấy đê Bắc Thành có 238.660 trượng (hơn 954 km), trong đó đắp mới 36.129 trượng (144,5 km) chưa kể hơn 400 km đê tư theo dạng “nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Sau 30 năm, đến thời Tự Đức thì chiều dài, khối lượng của hệ thống đê Bắc Thành được đắp mới dưới triều Nguyễn đã bằng với tất cả các triều đại trước đó cộng lại, lại thêm hệ thống thoát lũ, phân lũ sông Hồng ở hạ lưu, trung du nhưng tại sao nhà Nguyễn cũng là triều đại đê bị vỡ nhiều nhất.

Thời Gia Long có đến 4 năm đê bị vỡ, thời Minh Mệnh có 10 năm, thời Tự Đức có 19 năm, lập kỷ lục vỡ đê cao nhất lịch sử. Càng đắp đê càng vỡ đê là một sự thật cay đắng.

Hoang mang vì nạn vỡ đê, năm 1852, Tự Đức lại xuống chiếu “trưng cầu dân ý” về việc nên giữ hay bỏ đê, điều mà Gia Long và Minh Mệnh đã xếp lại.

Quần thần, sĩ phu Bắc thành lại chia làm 2 phe, phe bỏ đê và phe giữ đê.

NỖ LỰC LÀM THỦY NÔNG Ở GIA ĐỊNH

Năm 1816, Gia Long xuống chiếu dụ “mở đường sông thông Châu Đốc với Hà Tiên thì làm ruộng, đi buôn đều lợi. Sau này dân đông đúc, đất mở rộng thì có thể thành một trấn to”.

Quần thần ngại khó bàn lùi, nhà vua bèn sai Thụy (Thoại) Ngọc Hầu đào trước sông Đông Xuyên. Kinh rộng 40 m, sâu 7 m tạo nên tuyến đường thủy rút ngắn cực kỳ quãng đường từ Kiên Giang về An Giang.

Khi nhận được báo cáo thành công, vua thưởng hậu cho Thoại Ngọc Hầu, cho đổi tên sông Đông Xuyên thành Thụy Hà, núi Sập được gọi là Thoại Sơn và phán “Thoại hầu chỉ có 1 trấn Vĩnh Thanh nghèo vắng mà đào được Đông Xuyên, trẫm có cả thành Gia Định (từ Đồng Nai đến Cà Mau) lẽ nào không đào nổi sông Châu Đốc”.

Quần thần nghe vậy không ai dám bàn thêm.

Sông đào Châu Đốc Hà Tiên dài 91 km, rộng 40 m, sâu 2,4 m có khối lượng đất đào 10 triệu m3, trong đó có 300.000 m3 đá cứng.

Chỉ huy công trường được đích thân Gia Long lựa chọn trong đám tướng lĩnh tài ba đã qua thử thách. Chỉ huy trưởng là Nguyễn Văn Thoại theo vua từ năm 1777, từng giữ nhiều trọng trách và lập nhiều công trạng lớn như nguyên tổng chỉ huy binh biến Bắc Thành (chiến dịch đánh Thăng Long), tướng bảo hộ Cao Miên;

Phó chỉ huy thứ nhất, Chưởng Cơ Nguyễn văn Tuyên, theo vua từ năm 1778, lập nhiều chiến công được ban quốc tính; phó chỉ huy thứ hai, Thống chế Điều bát đồn Uy viễn Nguyễn Văn Tôn, tên tục là Dzuồn, giúp vua bôn ba chiến đấu từ gia nô được thăng đến thống chế, ban quốc tính.

10.000 dân binh và 500 binh lính được huy động đào đợt 1. Ngày 15/12/1819, công trình vĩ đại nhất trong lịch sử Thủy lợi được khởi công.

Tiếc thay vua băng hà sớm.

Minh Mệnh nối nghiệp cha và tỏ ra càng quyết tâm hơn. Công việc cứ tiến hành đều đều và bị trì hoãn do dịch tả, nên chừng vua sốt ruột.

Năm 1822, Minh Mệnh sai Lê Văn Duyệt (tổng trấn Gia Định) làm Chỉ huy trưởng công trường, tạm dừng khởi công việc xây thành Biên Hòa để dồn lực cho đại công trường sông Vĩnh Tế, huy động thêm quân dân binh ở Định Tường, Biên Hòa 39.000 người Việt và 16.000 người Miên chia làm 3 ca, lệnh xuất kho chuyển 23.000 quan tiền từ Kinh vào Gia Định, cho thêm 1.000 quan để khao quân.

Tuy nhiên, việc hoàn thành kinh cũng phải đợi đến tháng 5/1824, khi Lê Văn Duyệt đã trở lại Sài Gòn và Nguyễn Văn Thoại cùng phó tổng trấn Trần Văn Năng huy động 25.000 người làm cật lực thêm 6 tháng nữa.

Qua gần 200 năm, đến nay kinh Vĩnh Tế vẫn mang tầm vóc chiến lược lớn lao cả về quốc phòng, kinh tế và xã hội.

(lược trích)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm