| Hotline: 0983.970.780

'Hãy về nông thôn, hãy làm nông nghiệp với tinh thần doanh nghiệp'

Thứ Hai 01/11/2021 , 16:02 (GMT+7)

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, nông dân cũng phải khởi nghiệp và phải mang tinh thần doanh nghiệp.

Cơ hội lớn cho kinh tế hộ, sản xuất nhỏ

Trong cuộc đối thoại với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại diễn đàn "Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động" mới đây do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng nông thôn vẫn là nền tảng, gốc rễ của xã hội Việt Nam.

Quá trình công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp, tuy nhiên, lợi thế năng lực cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam vẫn là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin…                   

Thực tiễn đất nước cho thấy nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp cho GDP, nhưng quan trọng nhất là dư địa của ngành nông nghiệp còn vô cùng lớn. Vấn đề là cần phải khắc phục những thiếu sót để tạo ra năng lực cạnh tranh mới.

Ông Vũ Tiến Lộc: 'Lợi thế năng lực cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam vẫn là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin…'. 

Ông Vũ Tiến Lộc: "Lợi thế năng lực cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam vẫn là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin…". 

Nền nông nghiệp Việt Nam dù có nhiều bước chuyển mình quan trọng nhưng đến nay vẫn ở trình độ thấp so với thế giới. Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu vẫn dạng thô, chủ yếu gia công và phải nhập khẩu giống, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu...

Một số ngành 80-90% nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng nông nghiệp không cao; thương hiệu, chất lượng, giá cả chưa cạnh tranh và chưa vào được phân khúc cao thị trường...

Về xuất khẩu nông sản ra thế giới, công tác truyền thông tốt, nhưng chỉ qua vài hiện tượng nhỏ lẻ mà ảo tưởng rằng ta đã chiếm lĩnh thị trường thế giới, thương hiệu giá trị gia tăng, phẩm cấp cao là không đúng.

“Chúng ta đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có đặt ra vấn đề tái cấu trúc ngành nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp như quan điểm, tư tưởng của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề cập thì tôi cho rằng phải gắn với doanh nghiệp, nông dân cũng phải có tinh thần của doanh nghiệp”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, hướng phát triển của nông nghiệp sẽ phải kết hợp cả quy mô lớn với quy mô nhỏ. Dưới tác động của kinh tế số, một hộ nông dân trồng hoa tại Đà Lạt hoặc một người trồng cà phê ở Đăk Lăk cũng có thể vươn tới thị trường thế giới nếu làm theo kiểu của một doanh nhân, của một nhà khởi nghiệp.

Phải thay đổi tư duy của người nông dân. Tất cả nông dân bây giờ cũng đều phải đặt mình trước nhu cầu khởi nghiệp. Khi chúng ta quan niệm rằng nền nông nghiệp không phải là sản xuất nông nghiệp mà là kinh tế nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp thì chủ thể của kinh tế đó phải có tinh thần của người kinh doanh.

Người nông dân bây giờ cũng phải tính đầu tư vào đâu, sản xuất kinh doanh cái gì, bán đi đâu mới hiệu quả, đó là tinh thần của người kinh doanh. Nói cách khác là phải doanh nhân hóa nông dân, chứ không phải doanh nhân chỉ là nhà máy, xí nghiệp. Hộ nông dân cũng phải tiến hành sản xuất kinh doanh trên tinh thần của doanh nhân, tìm cơ hội đầu tư để có lợi nhuận cho mình.

“Vừa rồi tôi nghe tin có một vài sinh viên sau khi ra trường đã không nhận làm thuê cho các công ty ở thành phố mà về quê để lập một trang trại nhỏ. Đấy là tín hiệu theo tôi là quan trọng nhất của xã hội chúng ta hiện nay. Hãy về nông thôn, hãy làm nông nghiệp, nhưng với tinh thần của một doanh nghiệp và làm với kiến thức, với trình độ khoa học, với chuyển đổi số…”, ông Vũ Tiến Lộc phân tích.

Xu thế của thế giới trong nông nghiệp đã chuyển từ “hàng may sẵn sang hàng may đo”, người tiêu dùng muốn tìm đến những sản phẩm đặc sản, đây chính là cơ hội rất lớn của của kinh tế hộ, của sản xuất nhỏ.

Nhiều người ở thành phố mua chung một nhà, mua chung vườn vải thiều hoặc vườn cam, hằng ngày quan sát vườn qua bảng điện tử ngay tại thành phố để theo dõi toàn bộ quá trình ra hoa, ra quả… Đó là cách làm nông nghiệp tạo ra kết nối giữa người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp với các hộ nông dân, để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn khi cây lớn, cây ra hoa, kết trái và hưởng thụ sản phẩm. Là chỉ dấu về một thị trường đẳng cấp sẽ xuất hiện trong tương lai, nhất là người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu sẽ hướng tới thị trường như vậy.

“Tôi vẫn nghĩ đến hình ảnh một gia đình ở châu Âu hoàn toàn có thể mua một bó hoa vẫn còn đẫm sương trong công viên của Đà Lạt. Đó là kết nối nền tảng kinh tế số. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển một nền nông nghiệp mà quy mô các cơ sở sản xuất dù nhỏ nhưng vẫn đạt được giá trị gia tăng lớn, tạo ra sản lượng lớn”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Như những giọt nước tạo thành biển cả

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, để phát triển sản xuất nhỏ, phát triển kinh tế hộ thì căn cơ cần phải liên kết lại thành nền tảng, kết nối với thị trường, kết nối với các đầu cung ứng và các đầu tiêu thụ. Nhỏ nhưng không lẻ mà kết nối theo chuỗi như những giọt nước tạo thành biển cả.

Ví dụ, một hộ nông dân có thể kết nối với một nhà khoa học đang ngồi ở viện nghiên cứu, người nông dân có thể tiếp thu lời khuyên từ công thức của các nhà khoa học để triển khai và bán ra thị trường thế giới.

Hãy về nông thôn, hãy làm nông nghiệp, nhưng với tinh thần của một doanh nghiệp và làm với kiến thức, với trình độ khoa học, với chuyển đổi số. Ảnh: Hoàng Anh.

Hãy về nông thôn, hãy làm nông nghiệp, nhưng với tinh thần của một doanh nghiệp và làm với kiến thức, với trình độ khoa học, với chuyển đổi số. Ảnh: Hoàng Anh.

Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, ngày xưa, đúng là nhỏ thì chỉ có cách liên kết với nhau để thành lớn và phải bán cho công ty trung gian. Các công ty này được hưởng lợi nhiều nhất. Còn bây giờ, các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng để người sản xuất ở khâu cuối cùng có thể kết nối với người mua cuối cùng, không qua trung gian.

Trong thời gian tới, với sự trợ giúp của các nền tảng số, nền kinh tế mới sẽ xóa bỏ mọi trung gian và tạo sự kết nối trực tiếp. Đây sẽ là mô hình kinh tế nông nghiệp hiện đại trong thời gian tới.

Và suy cho cùng, làm gì thì làm vẫn phải đào tạo người nông dân, thay đổi tư duy nhận thức, kiến thức của họ. Ví dụ có thể làm chương trình “Nông dân khởi nghiệp” trên mạng Internet, hoạt động thường xuyên để người nông dân ở vùng xa, vùng sâu có thể tiếp cận được và nghe những bài giảng, thông tin, trao đổi kinh nghiệm.

Chúng ta tập trung vào những nền tảng như vậy để hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận được với kiến thức, thông tin; được đào tạo; được tư vấn, hỗ trợ… Bằng cách đó chúng ta có thể đào tạo cấp tập, nâng cao kiến thức của nông dân.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.