Trên cơ sở đào tạo trực tuyến đã được quy định lại Luật Giáo dục nghề nghiệp, HCEM đã tiếp cận, phân tích, thử nghiệm nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp sử dụng phần mềm miễn phí có sẵn trên internet như Zoom, Classroom…
Tuy nhiên, qua phân tích và thực hành nhận thấy các phần mềm này chỉ tập trung tính năng, tiện ích cho hoạt động kết nối của thầy và trò (có giới hạn) rất đơn điệu, không có hoạt động quản lý, quản trị, giám sát, kiểm tra, đánh giá của một cơ sở giáo dục.
Theo thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng HCEM, giáo dục nghề nghiệp là một đặc thù, quy trình đào tạo khác nhiều với đào tạo hàn lâm, việc đưa đào tạo trực tuyến để tổ chức đào tạo HCEM đã cân nhắc rất kỹ, phân tích những nội dung môn học, học phần có thể ứng dụng đào tạo trực tuyến, đào tạo theo công nghệ thực tế.
Do đó, HCEM đã quyết định chọn và áp dụng hệ thống E-Learning bởi nó giúp HCEM đã giải quyết được tất cả những hạn chế của các phần mềm miễn phí có sẵn trên mạng internet, đảm bảo hệ thống quản lý, quản trị của một nhà trường trong hệ thống hoàn chỉnh, có phân cấp, phân quyền từ hiệu trưởng.
Nhờ công nghệ đào tạo trực tuyến E-Learning, HCEM không chỉ quản lý, kết nối được với cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên mà còn kết nối được với giảng viên giỏi trên toàn thế giới, tiếp cận và đào tạo sinh viên ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ không gian, thời gian nào.
Cũng trong dịp này, HCEM đã tổ chức lễ ký kết và bàn giao chương trình đào tạo chuẩn theo Công ty Toyota với cơ sở hạ tầng, dụng cụ dạy và học hiện đại theo chuẩn của Toyota. Với cơ sở và chương trình này, mỗi năm HCEM có thể đào tạo lượng sinh viên ngành côn nghệ ô tô và cơ điện tử lên tới hàng nghìn học sinh, sinh viên theo chuẩn của Toyota.
Được biết, sau khi ký kết hợp tác với Toyota, tới đây HCEM sẽ tiếp tục ký kết đào tạo và cung cấp nhân lực cho các Tập đoàn lớn về ô tô của Việt Nam là VINFAST và THACO.