| Hotline: 0983.970.780

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cha mẹ học sinh

Thứ Ba 16/06/2020 , 17:52 (GMT+7)

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã ký văn bản số 1498 về việc tiếp tục công tác đảm bảo an toàn trường học...

Giáo viên trường mầm non hướng dẫn các bé trong bữa ăn trưa. Ảnh: Thùy Lâm.

Giáo viên trường mầm non hướng dẫn các bé trong bữa ăn trưa. Ảnh: Thùy Lâm.

Tăng cường kiểm tra, giám sát từ đầu vào nguyên liệu cho đến khâu sơ chế, chế biến để đảm bảo từng suất ăn của học sinh được an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng là giải pháp được các trường học trên địa bàn TP.HCM đã và đang thực hiện nhiều năm qua.

Trước đó, việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu hay suất ăn công nghiệp cũng được các trường đặt ra yêu cầu phải đạt các tiêu chuẩn hoặc nằm trong danh sách chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM.

Trả lại ngay nếu thực phẩm không đạt yêu cầu

Tại trường Mầm non Trúc Đào (Quận Bình Tân, TP.HCM) việc kiểm tra nguyên liệu chế biến bữa ăn cho trẻ hết sức chặt chẽ. Sáng sớm mỗi ngày, lãnh đạo nhà trường thay phiên nhau kiểm tra chất lượng ngay đầu vào các loại rau củ, quả, trái cây, thịt, cá… từ đơn vị cung cấp.

Cô Nguyễn Thụy Thái Hòa chia sẻ, thực phẩm phải đạt tươi ngon, sạch sẽ, có xuất xứ, dấu kiểm dịch… mới được đưa vào chế biến, bữa ăn mới đạt chuẩn về chất, lượng và sạch sẽ, tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm. Qua kiểm tra, cũng có vài lần nhà trường trả lại hàng vì không đạt yêu cầu.

Hơn nữa, khâu kiểm tra ban đầu là hết sức quan trọng, thể hiện trách nhiệm giám sát của nhà trường nhưng cũng nâng cao trách nhiệm đơn vị cung cấp. Ngay từ đầu, để được tham gia cung cấp, đơn vị phải được cấp phép hoạt động, đạt các tiêu chuẩn theo quy định và hồ sơ phải nộp về phòng GD-ĐT quản lý.

Phó Hiệu trường Trường Tiểu học Trưng Trắc (quận 11) chọn thực đơn từng tuần, gửi công thức tới nhà bếp. Ảnh: H.Đ.

Phó Hiệu trường Trường Tiểu học Trưng Trắc (quận 11) chọn thực đơn từng tuần, gửi công thức tới nhà bếp. Ảnh: H.Đ.

Là môi trường giáo dục mầm non, lại tổ chức bếp ăn tập thể cho hơn 300 trẻ nên quá trình chế biến thức ăn được Trường Mầm non Trúc Đào thực hiện theo quy định bếp ăn 1 chiều và lưu mẫu hàng ngày. Các nhân viên chế biến đều trải qua tập huấn về an toàn thực phẩm và khám sức khỏe theo quy định.

Ngoài ra, thực đơn cho trẻ được nhà trường xây dựng theo 2 chế độ ăn của nhà trẻ và mẫu giáo riêng. Mỗi thực đơn có khẩu phần dinh dưỡng và tỉ lệ cân đối số lượng calo phù hợp với trẻ. Với cách làm này, không chỉ đảm bảo bữa ăn của trẻ được vệ sinh, an toàn mà còn đầy đủ chất.

Cô Thái Hòa cho biết: “Qua đánh giá tỉ lệ thừa cân, béo phì hàng năm ở trẻ đều có sự chuyển biến rõ rệt. Năm nào cũng xóa được khoảng 60% là bé thừa cân béo phì”.

Tại Trường tiểu Học Đinh Tiên Hoàng (Quận 1, TP.HCM), gần 1.300 học sinh toàn trường đang sử dụng suất ăn công nghiệp thông qua đơn vị bên ngoài cung cấp. Do đó việc đảm bảo ATTP cho học sinh cũng được nhà trường chú trọng từ kiểm tra cho đến lưu mẫu.

Gần đây, trước khi học sinh trở lại trường học, nhà trường làm việc với bên cung cấp thưc phẩm, yêu cầu nộp lại các giấy tờ liên quan đến ATTP, giấy phép hoạt động và phải thực hiện cam kết đảm bảo nguồn gốc thực phẩm.

Quá trình nhận các suất ăn được giám sát bởi ban giám hiệu hoặc bếp trưởng, nhân viên y tế lưu lại vào sổ theo dõi hàng ngày.

“Đối với suất công nghiệp, chỉ kiểm tra được thành phẩm chứ không kiểm tra được nguyên liệu chế biến ban đầu nên càng phải yêu cầu cao về trách nhiệm, như vậy mới có thể tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Để yên tâm, nhà trường chỉ hợp tác với đơn vị cung cấp nằm trong danh sách chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của Ban Quản lý ATTP TP.HCM. Và chỉ hợp tác với cơ sở chế biến gần trường, bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho học sinh ăn không được quá 2 giờ đồng hồ”, cô Trần Thị Thu Hương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Trách nhiệm của Hiệu trưởng

TP.HCM hiện có hơn 2.000 trường học có tổ chức bếp ăn bán trú với số lượng lớn học sinh sử dụng bữa ăn tại trường.

Do đó, công tác đảm bảo ATTP luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM thực hiện thường xuyên, liên tục.

Mới đây, sau khi xảy ra vụ việc bật gốc cây phượng gây tử vong cho học sinh, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã ký văn bản số 1498 về việc tiếp tục công tác đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, bên cạnh việc yêu cầu các trường rà soát, đảm bảo an toàn trường học, Sở GD-ĐT TPHCM còn yêu cầu các trường tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm ATTP cho học sinh bán trú, nội trú, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại đơn vị. Lãnh đạo trường cũng phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh ATTP.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu của Ban giám hiệu các trường. Ảnh: H.Đ.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu của Ban giám hiệu các trường. Ảnh: H.Đ.

Trên cơ sở Kế hoạch liên tịch về bảo đảm ATTP tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP được ký kết bởi Sở GD-ĐT TP.HCM Ban Quản Lý ATTP TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục yêu cầu lãnh đạo các trường học phải kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn.

Trong đó, yêu cầu các cơ sở cung cấp thức ăn cho học sinh, căng - tin phải bảo đảm an toàn theo quy định; tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, sử dụng chất phụ gia thực phẩm… và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các cơ sở cung cấp thực phẩm phải đủ điều kiện ATTP đối với từng loại thực phẩm cung cấp theo quy định.

Ngay trong công tác quản lý căng - tin, yêu cầu không bán những mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không xuất xứ và không rõ hạn sử dụng. Không quảng cáo và kinh doanh nước ngọt có gas và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học.

Sở GD-ĐT TPHCM cũng yêu cầu thủ trưởng đơn vị công khai các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, nguyên liệu cho bếp ăn đến cha mẹ học sinh vào đầu năm học, nếu có thay đổi đơn vị cung cấp thì phải thông báo công khai để cha mẹ học sinh được biết. Đồng thời, phối hợp cha mẹ học sinh giám sát cơ sở chế biến để đảm bảo bữa ăn học đường an toàn.

Đặc biệt, thủ trưởng đơn vị trường học chịu trách nhiệm trước cha mẹ học sinh, cơ quản quản lý, cơ quan thẩm quyền trong công tác đảm bảo ATTP và chịu trách nhiệm tăng cường dinh dưỡng hợp lý cho học sinh.

Ưu tiên lựa chọn hợp đồng nguồn thực phẩm từ các đơn vị cung cấp đạt chuẩn

Năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT khuyến khích các trường học tại các quận 3, 5, 8, 11, Tân Bình, Bình Thạnh mở rộng ưu tiên lựa chọn hợp đồng nguồn thực phẩm từ các đơn vị cung cấp đạt nhiều các tiêu chí thực phẩm đạt chuẩn; cụ thể như: FSSC 22000:2005; GlobalGAP; ISO 22000:2005; Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; VietGAP; HACCP; GMP.

Đối với 18 quận/huyện còn lại, thực hiện lấy nguồn thực phẩm được cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn, cơ sở cung cấp thức ăn cho học sinh, căng tin từ các đơn vị cung cấp phải đạt ít nhất một trong các tiêu chuẩn: Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, HACCP, ISO 22000:2005, VietGAP, GlobalGAP… nhằm đảm bảo 100% trường học có bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căng tin không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Hoạt động này nằm trong chương trình “chuỗi ATTP” do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với UBND các quận thực hiện từ năm học 2018 - 2019, bước đầu là thí điểm và đến nay đã thực hiện đồng loạt 24 quận/huyện nhằm nâng cao ATTP cho học sinh trong nhà trường.

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất