| Hotline: 0983.970.780

Hóa trang để đòi nợ - "chiêu độc" ở Tây Ban Nha

Thứ Năm 20/08/2009 , 15:54 (GMT+7)

Các nhân viên thu nợ hóa trang thành những nhân vật nổi tiếng hoặc ăn mặc kỳ dị rồi kéo đến nhà con nợ, với mục đích là càng thu hút sự chú ý của nhiều người càng tốt.

Hóa trang thành Zorro để đi đòi nợ rất có hiệu quả ở Tây Ban Nha

Tại Tây Ban Nha, những quy định về việc cấp tín dụng và cầm cố rất thoáng nên về sau các ngân hàng cực kỳ khó khăn trong việc thu hồi đồng tiền của mình.

Các công ty đòi nợ thuê phải dùng đến “chiêu độc” là đánh vào tính cách của người Tây Ban Nha là sợ bị bêu riếu trước thiên hạ hơn cả cái chết. Các nhân viên thu nợ hóa trang thành những nhân vật nổi tiếng hoặc ăn mặc kỳ dị rồi kéo đến nhà con nợ, với mục đích là càng thu hút sự chú ý của nhiều người càng tốt.

“Lễ hội hóa trang”

Theo tờ Newizv, nhiều người dân Tây Ban Nha than phiền rằng ở nước này, những người mang gánh nặng nợ nần bị đối xử y như tội phạm. Trường hợp của chị Vila, 49 tuổi, nhân viên bảo hiểm y tế, là một ví dụ. Xưa nay chị chưa bao giờ chậm trễ trong việc thanh toán các hóa đơn và không lảng tránh những nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước.

Mùa Xuân năm nay, chị đã cầm cố nhà để vay một khoản tiền. Thế rồi một ngày nọ, công ty thu hồi nợ, đối tác của ngân hàng mà Vila vay tiền, gọi điện báo là hôm sau sẽ có 3... đấu sĩ bò tót đến “thăm” nhà chị.

Vila không muốn thanh danh mình bị tổn hại trước bàn dân thiên hạ, nhất là đối với các bà hàng xóm lắm điều, nên đã vội chạy vạy khắp nơi vay mượn để trả nợ ngân hàng.

Cobrador Del Frac là công ty đi tiên phong trong việc “hóa trang đòi nợ”. Hồi thập niên 1980, các nhân viên của công ty này đến nhà con nợ trong trang phục toàn một màu đen. Xe ôtô của họ cũng màu đen với logo nổi bật mà ai nhìn thấy thì đều hiểu ngay ra sự tình.

Các công ty thu nợ khác cũng thích ý tưởng này và nhanh chóng học theo, thậm chí còn thả sức sáng tạo thêm. Jose Romero, người quản lý công ty Zorro Collectors, cho biết: “Danh dự, thể diện và dư luận đóng vai trò rất quan trọng ở Tây Ban Nha. Nếu người của chúng tôi đến một chung cư đông đúc với trang phục của hiệp sĩ Zorro thì ai cũng hiểu có một con nợ đang sống ở đó”.

“Chiêu” hóa trang để đòi nợ cho đến nay vẫn phát huy tác dụng. Công ty Cobrador Del Frac có đại diện ở khắp các tỉnh của Tây Ban Nha với tổng cộng hơn 400 nhân viên. Giám đốc thương mại Juan Carlos Granda tiết lộ rằng tỷ lệ thu hồi nợ của công ty khá cao: 63%.

Do khủng hoảng kinh tế nên số người Tây Ban Nha không trả được nợ tăng mạnh - tháng Giêng năm nay tỷ lệ nợ xấu tăng 4% trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ dưới 1%. Bởi vậy các công ty đòi nợ thuê không sợ thiếu việc làm.

Phản ứng của người bị hạ nhục

Những người hóa trang để đi thu nợ nói rằng họ chỉ gây áp lực với những “con nợ chuyên nghiệp”, tức các chủ công ty, người nổi tiếng... Họ không đụng đến những người thất nghiệp hay có thu nhập thấp dính vào nợ nần.

Nhưng Hội Người tiêu dùng Tây Ban Nha thì khẳng định điều ngược lại. Họ đã nhận được đơn khiếu nại của hàng nghìn người dân bình thường là nạn nhân của những trò gây sức ép từ phía các công ty đòi nợ. Các nhân viên thu nợ nhiều khi đã bước qua ranh giới mong manh giữa việc thuyết phục và sự đe dọa.

Xứ Catalonia tự trị (ở phía Bắc Tây Ban Nha) đã đề xuất dự thảo sửa đổi luật điều chỉnh hoạt động của các công ty đòi nợ để tránh làm tổn hại danh dự và uy tín của người dân.

Có thể sắp tới dự luật mới sẽ được thông qua. Tuy nhiên, các công ty thu nợ e sợ điều khác hơn. Niềm kiêu hãnh của người dân xứ sở đấu bò đã bộc lộ theo hướng ngược lại: Ngày càng có nhiều người vướng vào nợ nần, và từng bị các nhân viên đời nợ gây sức ép, tuyên bố sẽ không vội vàng thanh toán với ngân hàng. Đây là cách phản kháng lại việc bị hạ nhục công khai.

Một con nợ viết trên diễn đàn mạng: “Người đáng xấu hổ không phải tôi, mà là bọn họ (các nhân viên hóa trang để đi thu nợ)”.

(Theo Thể thao& Văn hóa)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm