| Hotline: 0983.970.780

Bữa trưa vội vàng của những người hồi sinh sông Tô Lịch

Thứ Ba 25/02/2025 , 09:20 (GMT+7)

Hơn tuần qua, hàng chục công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội chia làm 2 ca, ngày đêm nạo vét sông Tô Lịch, chuẩn bị cho cuộc 'hồi sinh' dòng sông 'chết'.

07h sáng ngày 24/2. Hà Nội bước vào đợt rét đậm. Những cơn mưa lây rây càng khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt, đường sá nhớp nháp.

4 máy xúc làm nhiệm vụ nạo vét sông Tô Lịch tại điểm giao đường Nguyễn Cảnh Hoàn - Hoàng Quốc Việt. Ảnh: K.Trung.

4 máy xúc làm nhiệm vụ nạo vét sông Tô Lịch tại điểm giao đường Nguyễn Cảnh Hoàn - Hoàng Quốc Việt. Ảnh: K.Trung.

Anh Vũ Công Hiến, cán bộ giám sát của Xí nghiệp Thi công cơ giới (Công ty Thoát nước Hà Nội) những ngày qua luôn có mặt tại điểm nạo vét bùn thải khu vực cửa cống thoát nước đầu sông Tô Lịch giao với đường Hoàng Quốc Việt để đốc thúc công nhân làm việc. Đây sẽ là điểm tiếp nhận nước sông Hồng để bổ cập vào sông Tô Lịch, sau khi công tác nạo vét bùn thải, thu gom nước thải sinh hoạt để xử lý được hoàn tất.

Theo anh Hiến, thực hiện theo kế hoạch, 4 “dây máy" chia làm 2 ca tiến hành nạo vét bùn thải dưới lòng sông gấp rút thi công 24/24 mỗi ngày. Mỗi “dây máy” có hơn chục công nhân, chia thành các nhóm: người điều khiến máy xúc xúc bùn thải dưới lòng sông, tập kết vào bờ.

Một nhóm công nhân thao tác dùng vòi hút hút thải vào xe bồn; nhóm phụ trách xe bồn chở bùn thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý. Ngoài ra, một nhóm công nhân hỗ trợ máy xúc để hứng bùn thải múc dưới đáy sông đổ vào các thuyền sắt do khoảng cách từ máy xúc vào bờ xa hơn.

“Do khối lượng công việc lớn, 4 dây máy chia làm 2 ca (ngày và đêm), nạo vét sông Tô Lịch 24/24 để đảm bảo tiến độ đến tháng 9 sẽ đưa nước sông Hồng để bổ cập cho sông Tô Lịch” - anh Hiến cho hay.

Cũng theo anh Hiến, việc máy xúc xúc bùn thải dưới đáy sông, tập kết vào ven bờ rồi từ đó tiếp tục hút bùn thải vào xe bồn sẽ giúp việc thau dọn lòng sông được tốt hơn, sạch hơn, kỹ hơn.

 
Theo quy trình, máy xúc đưa bùn nạo vét vào gần bờ, sau đó sẽ hút lên xe bồn để tới điểm xử lý chất thải tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: K.Trung.

Theo quy trình, máy xúc đưa bùn nạo vét vào gần bờ, sau đó sẽ hút lên xe bồn để tới điểm xử lý chất thải tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: K.Trung.

Với chiều dài khoảng 14km chảy qua 4 quận nội thành gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, việc nạo vét bùn thải trên sông Tô Lịch sẽ được tiến hành cuốn chiếu. Điểm nạo vét đầu tiên bắt đầu triển khai tại cống thoát nước (vị trí đường Hoàng Quốc Việt giao với phố Nguyễn Đình Hoàn). Tổng khối lượng bùn thải cần nạo vét ước khoảng 60.000m3.

Về các nguồn xả vào sông Tô Lịch, theo rà soát của Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, đoạn bờ trái từ đường Hoàng Quốc Việt đến đập Thanh Liệt và bờ phải đoạn từ đường Lê Văn Lương đến đập Thanh Liệt có 182 cửa xả đã được xây dựng hệ thống cống bao và các giếng tách, thu gom nước thải thuộc phạm vi gói thầu số 2 (Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá).

Hiện còn 26 cửa xả nước vào sông Tô Lịch chưa xây dựng và đoạn bờ phải từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường Lê Văn Lương có khoảng 55 cửa xả chưa được tách nước thải. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội đang xây dựng phương án tiếp tục xây dựng 26 cống xả để đưa nước xả về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. 55 cống xả ngoài phạm vi dự án, đơn vị tư vấn khảo sát lưu lượng và đánh giá khả năng thu gom bổ sung của đường ống về nhà máy, làm cơ sở báo cáo thành phố bổ sung vào dự án.

Theo phương án được Sở Xây dựng đề xuất, sẽ xây dựng tuyến ống đường kính 1,2m, dài khoảng 5,3km, lấy nước từ sông Hồng, qua đê, chạy dọc đường Võ Chí Công và đổ trực tiếp vào sông Tô Lịch tại nút giao Hoàng Quốc Việt, đồng thời trên tuyến bố trí đầu chờ đưa nước vào Đầm Bảy (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) chờ xử lý trước khi xả vào hồ Tây. 

11h trưa, một nữ công nhân lo công tác hậu cần mang những phần cơm hộp tới cho các đồng đội đang làm nhiệm vụ nạo vét, làm sạch sông Tô Lịch. Bữa trưa đạm bạc diễn ra vội vàng ngay bên con sông thối chờ được hồi sinh.

Bữa trưa vội vàng ngay tại công trường của những người đang tham gia hồi sinh dòng sông chết. Ảnh: K.Trung.

Bữa trưa vội vàng ngay tại công trường của những người đang tham gia hồi sinh dòng sông chết. Ảnh: K.Trung.

47.000 tỷ cải tạo 4 dòng sông nội đô

Phương án làm sạch sông Tô Lịch và 3 dòng sông nội đô Kim Ngưu, Lừ, Sét được nghiên cứu gồm các nội dung: cải tạo thống nhất không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ gắn với lòng sông; bờ kè dọc sông được phủ xanh và tạo dựng không gian nhiều tầng, bậc; kết hợp chỉnh trang và chiếu sáng các không gian trọng điểm nhằm tăng giá trị thẩm mỹ, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa. Tổng mức đầu tư khoảng 47.000 tỷ đồng.

Xem thêm
HĐND tỉnh Kiên Giang tán thành chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu

Ngày 24/2, tại kỳ họp thứ 32 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Kiên Giang đã biểu quyết tán thành chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu thuộc tỉnh Kiên Giang.

Mùa mặn ở miền Tây: [Bài 2] Cảnh báo thiếu nước một số tiểu vùng

ĐBSCL Nếu xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn dự báo, các tiểu vùng chuyển đổi sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn nước ngọt bổ sung trong tháng 3/2025.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Ông Hồ Xuân Hòe làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị

Sau hợp nhất, ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị.

Bình luận mới nhất