| Hotline: 0983.970.780

Hoàn nguyên mỏ than lộ thiên tốn cả nghìn tỷ, TKV đề xuất gì?

Thứ Tư 06/07/2022 , 07:00 (GMT+7)

QUẢNG NINH Chi phí san lấp các mỏ than lộ thiên sẽ tốn hàng nghìn tỷ đồng nên TKV đề xuất giữ lại các moong than sau khi đóng cửa mỏ, thay vì phải hoàn nguyên.

San lấp 2 moong than tốn cả nghìn tỷ đồng

Thực hiện mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh về chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" và chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), từ năm 2012, Công ty CP than Núi Béo là đơn vị đầu tiên trong ngành than thực hiện lộ trình chuyển diện khai thác than lộ thiên sang hầm lò.

Moong vỉa 11, sâu khoảng 125m của Công ty CP than Núi Béo tại phường Hà Tu, TP.Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng

Moong vỉa 11, sâu khoảng 125m của Công ty CP than Núi Béo tại phường Hà Tu, TP.Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng

Cuối năm 2021, than Núi Béo đã cho đóng cửa mỏ than lộ thiên được coi là lớn nhất TP Hạ Long để tập trung chuyển sang khai thác than hầm lò. Hiện Công ty đang làm Đề án đóng cửa mỏ lộ thiên trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét.

Báo Lao động dẫn lời ông Ngô Thế Phiệt - Giám đốc Công ty CP than Núi Béo, cho biết 2 moong than trên nằm trong kế hoạch của chính quyền địa phương xây dựng thành hồ chứa nước ngọt, nhưng vẫn buộc phải hoàn nguyên nếu không sẽ ảnh hưởng tới hệ thống khai thác hầm lò của Công ty.

Theo hồ sơ phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do Bộ Tài nguyên bà Môi trường cấp, Công ty phải hoàn nguyên (san lấp) 2 mong sâu tới 125m, gồm moong vỉa 11 và moong vỉa 4 nằm trên địa bàn phường Hà Tu, TP Hạ Long.

Để san lấp 2 moong than rộng và sâu hàng trăm mét này, dự kiến sẽ cần khoảng 30 triệu m3 đất, đá. Theo kế hoạch, Công ty sẽ phải đào đất đá thải từ bãi thải gần đó – hiện đã cơ bản ổn định về địa chất và đất đá thải mỏ từ quá trình khai thác hầm lò để san lấp. Quá trình hoàn nguyên dự kiến kéo dài tới năm 2030.

Ông Bùi Quang Mạnh - Phó trưởng phòng KCM (Kỹ thuật công nghệ mỏ), Công ty CP than Núi Béo, cho biết theo dự toán ban đầu, tổng chi phí cho việc hoàn nguyên 2 moong than trên là khoảng 1.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, với việc tăng giá mạnh ở một loạt các loại nguyên vật liệu đầu vào, trong đó có xăng dầu, chi phí có thể tăng lên tới 1.500 - 1.600 tỉ đồng.

Như vậy, để thực hiện mục tiêu của Quảng Ninh về chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", TKV đã phải đóng cửa các mỏ lộ thiên sớm hơn, đồng thời còn phải lo khoản tiền rất lớn để hoàn nguyên theo quy định.

Theo kế hoạch, ngoài mỏ than Núi Béo, từ nay đến 2028, sẽ có một loạt các mỏ lộ thiên nữa tại Hạ Long đóng cửa, trong đó có mỏ 917 của Công ty than Hòn Gai tại phường Hà Khánh. Mỏ lộ thiên của Công ty CP than Hà Tu tại phường Hà Tu dự kiến dừng hoạt động vào năm 2028.

TKV đề nghị giữ lại các moong than

Tại hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mới đây, ông Phạm Xuân Thủy - Phó Tổng Giám đốc TKV đã kiến nghị tỉnh Quảng Ninh và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho giữ lại các moong than sau khi đóng cửa mỏ, thay vì phải hoàn nguyên.

Việc này vừa tiết kiệm cho ngành than một nguồn kinh phí rất lớn, vừa có thể tận dụng các moong than để làm hồ chứa nước sạch sau này.

Chủ trương về "kinh tế tuần hoàn" đã được Quảng Ninh và TKV thống nhất cao, trong đó sẽ dùng đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án và nghiên cứu sử dụng các moong than sau khi đóng cửa mỏ để làm hồ chứa nước ngọt.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, nếu được chấp thuận không phải hoàn nguyên để biến các moong than thành các hồ chứa nước, sẽ phải kiểm tra lại sự ổn định dưới đáy moong và gia cố lại đáy nếu cần thiết; hoặc có thể san lấp một phần, không để sâu quá khi biến thành hồ chứa nước ngọt.

Vì khi chứa một khối nước lớn như thế và mỗi khối nước tương ứng với 1 tấn, sẽ tác động nhất định tới các khu vực xung quanh.

Vấn đề khó khăn hiện nay là việc biến các moong than thành hồ chứa nước ngọt phải có ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường vì hầu hết các mỏ khai thác lộ thiên phải hoàn nguyên sau khi đóng cửa mỏ theo giấy phép ĐTM đã được Bộ cấp.

Nếu thay đổi giấy phép ĐTM sẽ phải tính toán lại toàn bộ chi phí do khi thiết kế mỏ, vì trước đó các Công ty đã tính tất cả các loại chi phí, trong đó có chi phí hoàn nguyên để hoạch toán vào giá than.

Xem thêm
Đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể

Ông Nguyễn Văn Thể bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật do có những vi phạm trong giai đoạn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Cây bưởi góp phần xây dựng nông thôn mới ở Thượng Mỗ

Cách đây 30 năm một số nông dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đã tiên phong trong việc mang giống bưởi Diễn về trồng thử ở quê mình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.