| Hotline: 0983.970.780

Hội phụ nữ góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho Thủ đô

Thứ Sáu 27/09/2024 , 06:15 (GMT+7)

Hội phụ nữ Hà Nội thời gian qua đã có nhiều việc làm thiết thực giúp các thành viên trong sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản an toàn.

Nhiều thành viên hội phụ nữ các cấp tham gia vào sản xuất an toàn. Ảnh: NNVN.

Nhiều thành viên hội phụ nữ các cấp tham gia vào sản xuất an toàn. Ảnh: NNVN.

Bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội thông tin, thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp” Hội phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tư vấn, kết nối chuyên gia về chủ đề sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản an toàn tới các thành viên.

Qua các lớp tập huấn, đào tạo đã có trên 4.000 nữ chủ doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản hiểu được thế nào là an toàn thực phẩm và biết cách số hoá dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh; có 1.870 nữ chủ doanh nghiệp biết kỹ năng bán hàng trên các kênh mạng xã hội như tiktok, facebook, zalo cũng như biết cách tạo gian hàng và quản lý gian hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Bà Nguyễn Thị Lợi - thành viên Hội đồng quản trị HTX Nông sản và Dịch vụ Thương mại Đông Xuân, huỵện Quốc Oai cho biết dù là đơn vị mới thành lập, chủ yếu gồm các thành viên là phụ nữ đồng bào vùng dân tộc thiểu số nhưng vẫn cố gắng áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin.

Tuy nhiên trong quá trình vận hành HTX còn gặp nhiều khó khăn, nhất là xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường. Bởi vậy, rất mong được hỗ trợ về vay vốn với mức lãi ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị, được đi tham quan, họ hỏi về sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản an toàn, được kết nối về thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm.  

Theo thống kê của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường thì trên địa bàn thành phố có 13.739 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản trong đó do nữ làm chủ chiếm khoảng 40% và tỷ lệ nữ tham gia trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản cũng chiếm số đông. Thành phố có gần 30 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 455 chợ, trên 2.500 cửa hàng tiện ích, 1.414 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn; 159 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, 56 điểm trưng bày giới thiệu, quảng bá và kinh doanh sản phẩm OCOP.

Để tăng cường quản lý về chất lượng, thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm, đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát trên diện rộng, tập trung vào sản phẩm có nguy cơ cao.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở NN-PTNT và các cơ quan trực thuộc đã thanh tra, kiểm tra 73 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, phát hiện 10 cơ sở vi phạm, phạt hành chính phạt 417 triệu đồng.

Trong suốt quá trình đồng hành cùng các thành viên sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản an toàn ấy, Hội phụ nữ Hà Nội đã có sự phối hợp với Sở NN-PTNT Hà Nội và các cơ quan trực thuộc để một mặt là tổ chức đào tạo cho những người tham gia trực tiếp vào các công đoạn, mặt khác là tổ chức tuyên truyền cho những người tiêu dùng nữ biết cách phân biệt nông sản an toàn và mua chúng ở đâu.

Song song với đó, Hội phụ nữ các cấp của thành phố đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để cùng giám sát việc thực hiện quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, kết nối tiêu thụ nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm chưa được đồng bộ; Thiếu những điểm giới thiệu sản phẩm, bán hàng nông sản, thực phẩm an toàn do thành viên Hội phụ nữ sản xuất, chế biến, kinh doanh để người tiêu dùng  chon lựa; Vẫn còn có ít những chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn do phụ nữ làm chủ…

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP đặc trưng Huế đến với người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 60 sản phẩm OCOP như: Gia vị bún bò Huế, nước mắm cá nục truyền thống Thuận An - Huế, Trà cung đình, sản phẩm tinh dầu NeO... đã tiếp cận người tiêu dùng.