Ngày 29/10, tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, UBND tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng hạ tầng hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé (giai đoạn 1).
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.330 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2023 - 2026, gồm các hạng mục chính như tuyến đường dọc hai bờ sông Láng Thé dài 8.131m, cầu giao thông và hệ thống cống, bọng thủy lợi nhằm chủ động điều tiết nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Dự án hồ chứa nước dọc sông Láng Thé khi hoàn thành có sức chứa hơn 10 triệu m³ nước ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dự án đi qua các xã Phương Thạnh, Đại Phúc, Đại Phước (huyện Càng Long), xã Nguyệt Hóa (huyện Châu Thành) và xã Long Đức (TP Trà Vinh), với tổng diện tích hơn 30ha. Giai đoạn 1 có 265 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án và nhận được sự đồng thuận cao từ người dân.
Bà Dương Út Hiền, đại diện người dân ấp (Tân Hạnh, xã Đại Phúc, huyện Càng Long) bị ảnh hưởng bởi dự án, chia sẻ khi chính quyền công bố thông tin dự án, gia đình bà rất phấn khởi, sẵn sàng giao 2.000m² đất và di dời nhà cửa để bàn giao mặt bằng. Bởi được chính quyền thông tin đây là dự án quan trọng, mở ra cơ hội giao thương và phát triển ngành nghề tại địa phương. Họ vọng dự án sẽ được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
"Tuy nhiên, hiện tại đa số bà con ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, tôi mong muốn chính quyền có chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển đổi sản xuất để thích nghi, phát triển nghề nghiệp mới và tăng thu nhập sau khi dự án hoàn thành", bà Hiền chia sẻ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Công Tín – Phó Chủ tịch UBND huyện Càng Long cho biết, dự án có ba mục tiêu chính.
Thứ nhất, nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ cho người dân trên địa bàn TP. Trà Vinh, huyện Càng Long và Châu Thành.
Thứ hai, dự án sẽ góp phần phòng, chống xâm nhập mặn, triều cường, ngăn ngập úng và hạn chế sạt lở bờ sông ở các xã trong vùng dự án, giúp bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và diện tích đất sản xuất.
Thứ ba, dự án tạo và kết nối các tuyến giao thông, thúc đẩy giao thương hàng hóa nông sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngay khi dự án được phê duyệt, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, thành lập Tiểu Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện, đồng thời thông báo rõ ràng mục tiêu và quy mô dự án đến người dân, giúp nhận được sự đồng thuận cao từ người dân.
Quá trình giải phóng mặt bằng cũng gặp một số khó khăn do chính sách, quy trình còn nhiều bước phức tạp; một số hộ dân có yêu cầu vượt quá chính sách hỗ trợ của Nhà nước khiến thời gian hoàn thành kéo dài. Khu vực giải phóng mặt bằng còn có hệ thống điện, cấp thoát nước hiện hữu đan xen, buộc phải tổ chức thành các gói thầu riêng, ảnh hưởng phần nào đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác giải phóng mặt bằng, bao gồm cả di dời điện, nước, đã hoàn tất, đảm bảo bàn giao 100% mặt bằng sạch để triển khai thi công.
"Việc thực hiện dự án là mong muốn của toàn bộ khu vực, chính quyền và nhân dân trong khu vực, qua đó, dự án giúp người dân tăng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang các mô hình thương mại, dịch vụ và du lịch, tạo cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần thần thoại cho người dân, phần phát triển kinh tế - xã hội địa", ông Tín nhấn mạnh.